Hotline 24/7
08983-08983

Tiểu rắt, đau bụng dưới, đi phân lỏng... triệu chứng báo hiệu bệnh gì?

Câu hỏi

Chào BS, Em 22 tuổi, đã kết hôn, tuần nay em có nhiều triệu chứng như tiểu rắt những hôm trước, hôm nay thì em đau vùng bụng dưới, đau thắt lưng, đi cầu phân lỏng khiến em hoạt động rất mệt và khó khăn. Em mong BS có thể tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Tiểu gắt tiểu buốt. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Tiểu gắt tiểu buốt. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Tiểu gắt tiểu buốt là triệu chứng của kích thích đường tiểu dưới. Khi tiểu gắt kèm đau bụng dưới, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi là dấu hiệu báo động cần phải đến BV để kiểm tra vì hướng đến viêm nhiễm hệ tiết niệu, viêm nhiễm phụ khoa, cần được sớm xác định và xử trí thích hợp, nếu không bệnh sẽ nặng hơn và có thể có biến chứng (như viêm đài bể thận, nhiễm trùng huyết…).

Em đến khám tại BV, đăng ký khám chuyên khoa Thận tiết niệu, BS sẽ thăm khám + xét nghiệm kiểm tra (xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm bụng…) cho em để xác định bệnh, mức độ và xử trí tương ứng, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Nhiễm trùng đường tiểu xảy ra khi có sự xuất hiện của vi khuẩn ở bất kỳ cơ quan nào thuộc đường tiết niệu. Đường tiết niệu bao gồm các cơ quan sản xuất, lưu trữ và đào thải nước tiểu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Trong đó, bàng quang và niệu đạo thường bị nhiễm trùng nhất.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi người bất kể tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên nữ giới có tỷ lệ bị bệnh cao hơn nam giới, vì họ có niệu đạo ngắn hơn nên dễ bị nhiễm trùng hơn.

Nhiễm trùng đường tiểu (nhiễm trùng đường tiết niệu) có thể được hạn chế nếu bạn:

- Uống 6-8 cốc nước mỗi ngày. Nước lọc và nước ép giúp lọc đường tiết niệu và hỗ trợ điều trị;

- Vệ sinh sạch sẽ. Phụ nữ sau khi vệ sinh nên lau chùi từ trước ra sau. Tránh thụt rửa và xịt nước sâu vào âm đạo.

- Nên tắm vòi sen hơn là tắm bồn. Mặc quần lót làm từ cotton và tránh các loại quần chật;

- Phụ nữ nên đi tiểu và vệ sinh sạch trước và sau khi quan hệ tình dục. Tránh đặt màng ngăn tinh trùng hoặc dùng thuốc diệt tinh trùng;

- Nên tiểu thường xuyên và làm rỗng bàng quang hoàn toàn;

- Báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang uống thuốc tránh thai. Một số loại kháng sinh có thể tương tác với thuốc tránh thai;

- Dùng thuốc kháng sinh cho đến khi khỏi bệnh hoàn toà Nếu bạn hay bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh cho bạn để phòng ngừa bệnh.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X