Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Tiểu đường type 1 ngưng tiêm insuline 1 tháng có nguy hiểm?
Câu hỏi
Xin bác sỹ tư vấn giúp em. Cách đây 1 tuần, em nhập viện do tăng đường huyết và sau khi nằm viện 1 tuần thì xuất viện. Bác sỹ chuẩn đoán em bị tiểu đường type 1 phải tiêm insuline. Bệnh viện cho em chai thuốc tiêm 20 ngày và tái khám. Nhưng do em đi công tác hơn 1 tháng và chưa tái khám cũng không tiếp tục tiêm insuline vậy cho em hỏi em ngưng 1 thời gian vậy và về tiêm lại có sao không?
Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,
Bệnh đái tháo đường type 1 nghĩa là người bệnh phụ thuộc vào insuline bổ sung để kiểm soát đường huyết ổn định, nếu em không chích insuline thì đường trong máu của em lúc nào cũng cao, dù cho em có tiết chế ăn uống.
Việc đường trong máu cao sẽ rất nguy hiểm, cao quá thì nhập viện như lần trước, còn cao chưa đủ để nhập viện thì cũng làm tổn thương các cơ quan quan trọng là mắt, thận, mạch máu, thần kinh, tim, não... Những cơ quan này mới tổn thương thì không có biểu hiện gì cả, đến khi nặng mới có triệu chứng thì điều trị cũng "mệt mỏi" mà chưa biết có phục hồi nổi không?
Việc em bỏ thuốc tiêm 1 tháng, giờ về tái khám rồi tiêm lại thuốc thì cũng là chuyện đã rồi, các cơ quan trên bị tổn thương 1 tháng qua cũng là chuyện đã rồi, thôi thì em cố gắng lo cho sức khỏe bản thân, đừng lặp đi lặp lại nữa để tránh đẩy nhanh đến biến chứng của đái tháo đường quá sớm, có hối cũng không kịp.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Trị liệu bằng insulin đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết và dự phòng các biến chứng tiểu đường. Bạn có thể sẽ phải sử dụng một loại insulin đơn thuần hoặc phối hợp nhiều loại insulin suốt cả ngày. Việc này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lối sống, chế độ ăn và việc bạn kiểm soát đường huyết có tốt hay không. Kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên và ghi chép lại Bạn cần kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên để kiểm soát đường huyết tốt hơn. Đường huyết có thể sẽ thay đổi phụ thuộc vào mức độ căng thẳng của bạn, tần suất luyện tập thể thao, tình trạng bệnh tật, chế độ ăn và thậm chí là sự thay đổi hormone của bạn suốt cả tháng. Nếu lượng đường huyết của bạn thay đổi quá lớn, điều đó có nghĩa cần phải điều chỉnh lượng insulin mà bạn tiêm. Tính toán lượng carbohydrate trước khi tiêm insulin Lượng insulin bạn cần tiêm sẽ phụ thuộc vào lượng carbohydrate bạn định ăn trong suốt bữa ăn. Theo thời gian, bạn sẽ dễ dàng tính toán được lượng carbohydrate ăn vào. Nếu không, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của một bác sĩ dinh dưỡng hoặc sử dụng các ứng dụng tính toán dành cho điện thoại di động. Biết các dấu hiệu của tình trạng hạ đường huyết Hạ đường huyết có thể xảy ra khi bạn dùng sai liều insulin, không ăn đủ carbohydrate sau khi tiêm insulin, luyện tập nhiều hơn bình thường hoặc bị căng thẳng. Bạn nên biết về các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng hạ đường huyết bao gồm: - Mệt mỏi; - Hay ngáp; - Không thể nói năng hoặc suy nghĩ rõ ràng; - Mất khả năng phối hợp cơ; - Vã mồ hôi; - Da nhợt nhạt; - Co giật; - Mất ý thức. Bạn cũng nên học cách kiểm soát tình trạng hạ đường huyết nếu nó xảy ra. Ví dụ, nên uống nước đường, ăn kẹo, uống nước trái cây… Bạn cũng nên thận trọng khi thực hiện các hoạt động thể thao quá mạnh vì chúng có thể sẽ làm hạ đường huyết của bạn trong vòng vài giờ sau khi luyện tập. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình