Hotline 24/7
08983-08983

Đường huyết đã hạ, có nên tiếp tục tiêm insulin?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Gia đình em có người 60 tuổi - nam bị tiểu đường từ năm 2013. Cách đây 2 tuần xét nghiệm tiểu đường, đường huyết là 15.3. Sau đó đã đi khám và lấy thuốc, bác sĩ chỉ định tiêm cả insulin. Hôm qua xét nghiệm đường còn 6.6 (sáng trước ăn). Cho em hỏi là hiện tại có tiêm insulin tiếp không ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Tiêm insulin. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Tiêm insulin. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,

Vấn đề quan trọng nhất ở đây là người bệnh tiêm insuline loại nào, ngày tiêm mấy lần, tiêm lúc nào, mỗi lần tiêm bao nhiêu đơn vị thì em không nói rõ.

Trước mắt, đường huyết lúc đói trong giới hạn bình thường, chứng tỏ việc tiêm thuốc insuline có hiệu quả, gia đình không được tự ý ngưng thuốc insuline, cần tiêm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, nếu được cần bấm đường trước ăn trước tiêm insuline tối thiểu ngày 2 cử sáng chiều, ghi lại cho bác sĩ theo dõi và điều chỉnh thuốc.

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Nếu lượng đường trong máu của bạn tăng cao hơn mức bình thường, insulin sẽ giúp cơ thể bạn dự trữ đường ở gan và giải phóng đường khi lượng đường trong máu thấp hoặc khi cơ thể bạn cần nhiều đường, như khoảng thời gian giữa các bữa ăn hoặc khi bạn tập thể dục. Do đó, insulin giúp cân bằng lượng đường trong máu và duy trì lượng đường này ở mức bình thường.

* Một số ít bệnh nhân dùng insulin đã trải qua phản ứng dị ứng với nó.

Nếu sau khi tiêm insulin, bạn nhận thấy vùng da xung quanh chỗ tiêm sưng lên hay chuyển sang màu đỏ, hoặc phát ban, ngứa, hoặc mặt và môi bắt đầu sưng lên, bạn phải tìm hỗ trợ y tế ngay lập tức.

*Hạ đường huyết

Hạ đường huyết là tác dụng phụ thường gặp và nghiêm trọng nhất của insulin, xảy ra 16% ở bệnh nhân tiểu đường type 1 và 10% ở bệnh nhân tiểu đường type 2.

Hạ đường huyết nghiêm trọng thường có biểu hiện ban đầu là lú lẫn, vã mồ hôi, tim đập nhanh và có thể dẫn đến hôn mê, co giật, rối loạn nhịp tim, sa sút thần kinh và tử vong.

Nếu bạn có nguy cơ hạ đường huyết hoặc không nhận ra các dấu hiệu và triệu chứng của hạ đường huyết, bạn có thể cần theo dõi lượng đường trong máu hoặc nước tiểu.

Nguy cơ bị hạ đường huyết sẽ cao hơn nếu bạn sử dụng quá nhiều insulin hoặc tiêm insulin liên tục.

Bệnh tiểu đường và phương pháp điều trị tiểu đường ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn rất nhiều. Bạn hãy cố gắng để tránh lượng đường ở mức rất thấp (hạ đường huyết) hoặc rất cao (tăng đường huyết).

Bạn có thể bị hạ đường huyết sau khi uống insulin. Vì nhiệm vụ của insulin là để hạ đường huyết, nhưng nó có khả năng làm việc quá tốt khiến lượng đường trong máu giảm quá nhiều.

Điều quan trọng là học cách nhận biết các triệu chứng của hạ đường huyết. Bạn có thể xác minh hạ đường huyết bằng máy đo đường huyết của bạn, và bạn có thể điều trị nó bằng cách sử dụng các loại carbohydrate tác dụng nhanh.

Bác sĩ và đội ngũ điều trị bệnh tiểu đường là nguồn lực tốt nhất cho việc học cách nhận biết và điều trị hạ đường huyết.

* Các tác dụng phụ khác của insulin

Tác dụng phụ khác đến từ việc sử dụng insulin bao gồm tăng cân, tương tác với các thuốc khác, đau đầu và buồn nôn.

Tăng cân có thể là do cơ thể sử dụng hiệu quả hơn lượng calo trong quá trình điều trị insulin, gợi ý bạn nên thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục. Những bệnh nhân đang điều trị insulin liều cao có nhiều khả năng bị tăng cân hơn.

Ngoài ra, mỗi loại insulin có thể có những tác dụng phụ riêng. Khi bạn bắt đầu sử dụng một loại insulin mới, hãy đọc thông tin dành cho bệnh nhân để xác định các tác dụng phụ phổ biến của loại insulin đó.

Vì phản ứng với insulin là không phổ biến, bạn nên nhận thức các tác dụng phụ tiềm ẩn. Biết cách nhận ra bạn đang có phản ứng dị ứng hay hạ đường huyết sau khi tiêm insulin rất quan trọng đến hạnh phúc và sức khỏe của bạn, vì bạn sẽ phải sống chung với bệnh tiểu đường cả đời.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X