Hotline 24/7
08983-08983

Đường huyết lên cao, có cần tăng thêm insulin?

Câu hỏi

Chào BS, Em tiểu đường type 2, đang dùng thuốc Metformin Stada 850mg và tiêm thêm insulin tác dụng kéo dài bằng bút tiêm Lantus Solostar 100 IU/ml 3ml. Hiện nay đường hay lên cao, đo đường huyết tầm 8-9 mmol (khi tiêm 25 trên bút tiêm). Vậy bây giờ có cần tăng thêm insulin lên không ạ? Công thức tính lượng insulin là bao nhiêu xin BS chỉ dẫn? Em là nữ, 52 tuổi, 60kg. Xin cảm ơn.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Tăng đường huyết. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Tăng đường huyết. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Hiện tại bạn đang dùng 2 loại thuốc điều trị đái tháo đường chính là Metformin và Lantus.

Metformin là thuốc uống chống tăng đường huyết thuộc nhóm biguanid, được sử dụng đầu tay ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 vì cơ chế của thuốc là làm tăng sử dụng glucose ở tế bào do chống đề kháng insuline.

Lantus là thuốc chống tăng đường huyết chứa insulin glargin. Insulin glargin là loại insulin tương tự như insulin người, được sản xuất bằng kỹ thuật tái tổ hợp DNA. Thời gian tác dụng kéo dài 24 giờ, không đỉnh.

Bạn đang sử dụng hai loại thuốc điều trị đái tháo đường, nhắm vào 2 cơ chế chính yếu của bệnh, hiện tại đường huyết vẫn chưa được kiểm soát tốt thì bạn cần tái khám BS điều trị cho bạn để chuyển sang một phác đồ điều trị khác.

Hiện nay có rất nhiều phác đồ điều trị ổn định đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường, phối hợp các sản phẩm tiêm insuline, phối hợp với thuốc, đặc biệt là nhóm thuốc mới như ức chế DPP4.

Không có 1 công thức tính lượng insuline cụ thể cho từng người, vì điều trị đái tháo đường là điều trị cho từng cá thể khác nhau, cân nhắc giữa chức năng gan, thận, cân nặng, chế độ ăn và sinh hoạt… Vì thế, bạn cần gặp BS điều trị cho mình hoặc khám BS chuyên khoa Nội tiết để được điều trị thích hợp, bạn nhé.

Thân ái.

Mời tham khảo thêm:



Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là tình trạng đường trong máu quá cao. Bệnh tiểu đường có hai dạng là bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2 (hay từng được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở người lớn). Ở bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2), cơ thể của bạn không thể tạo ra hoặc sử dụng tốt insulin. Insulin là một hormone giúp cho glucose (đường) có thể đi vào và nặp năng lượng cho các tế bào. Nếu không có insulin, quá nhiều glucose sẽ tích tụ trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở tim, mắt, thận, thần kinh, nướu và răng của bạn.

Đái tháo đường tuýp 2 là dạng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường. Trong số những người bệnh tiểu đường, có đến khoảng 95% là bệnh tiểu đường tuýp 2. Bất kì lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, kể cả trẻ em. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra nhất ở độ tuổi trung niên và cao tuổi. Ngoài ra, những người bị béo phì và ít vận động cũng có khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn bình thường.

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:

- Giữ mức đường huyết ở mức gần mức bình thường;
- Tập thể dục thể thao và ăn uống điều độ;
- Giữ cân nặng ở mức bình thường;
- Ăn đủ bữa;
- Ăn uống lành mạnh: các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và protein chất lượng cao. Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều chất béo và bột mì trắng;
- Hạn chế tối thiểu việc sử dụng chất có cồn;
- Kiểm tra mắt định kì hằng năm và kiểm tra răng miệng mỗi 6 tháng;
- Bỏ thuốc lá;
- Chăm sóc bàn chân kĩ lưỡng, bạn nên đi khám bác sĩ mỗi 6 tháng;
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn sốt hoặc nôn mửa và không thể ăn uống;
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn có lượng đường huyết cao hoặc thấp bất thường;
- Không hút thuốc;
- Không uống rượu mạnh hoặc các dung dịch có nhiều đường.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X