Hotline 24/7
08983-08983

Tại sao kết quả xét nghiệm máu ở hai bệnh viện lại khác nhau?

Câu hỏi

Chào bác sĩ! Ngày 14/6/2019 tôi nhận được xét nghiệm máu của bệnh viện Hòa Hảo và cho kết quả là Toxocara IgG (Elisa) POS 0.48 OD (dương tính) với khung giới hạn là: (<0.25 OD; GZ: 0.25-0.35) Sau đó, ngày 10/7/2019 tôi đi xét nghiệm lại tại bệnh viện Xuyên Á Củ Chi và kết quả là Toxocara IgG (Elisa) POS 0.401 OD (âm tính), với khung giới hạn là <0.9. NEG, 0.90-1.1 GREY, > 1.1 POS, Máy xét nghệm có tên là: IMMUNOMAT. Vậy kết quả nào là đúng, nhờ bác sĩ tư vấn giúp để tôi được điều trị kịp thời nếu có bệnh.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Xét nghiệm Toxocara  IgG. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Xét nghiệm Toxocara IgG. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Cả hai xét nghiệm bạn đã thực hiện đều là xét nghiệm tìm kháng thể IgG của toxocara (giun đũa chó) trong máu. Mỗi máy xét nghiệm, bộ kit xét nghiệm khác nhau có độ nhạy và độ đặc hiệu khác nhau, do đó kết quả có thể khác biệt đôi chút, nhưng kết quả dương tính của bạn cũng là dương tính thấp.

Kháng thể này sẽ xuất hiện khi đã từng tiếp xúc với giun và có thể tồn tại kéo dài kể cả khi đã khỏi bệnh. Do đó, dù kết quả dương tính cũng chưa chắc bạn đang mắc bệnh. Bạn nên mang các kết quả này tới khám chuyên khoa Da Liễu để bác sĩ dựa trên triệu chứng lâm sàng, các xét nghiệm máu khác và cơ địa để xem xét có nên điều trị hay không bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Toxocara sp là tên chung, đó có thể là giun đũa chó (Toxocara canis) hay giun đũa mèo (Toxocara cati). Riêng giun đũa chó không sống ký sinh ở người, chỉ ấu trùng của nó có thể nhiễm qua người (người là ký chủ tình cờ), nhưng ấu trùng này không thể tiếp tục phát triển thành con giun trưởng thành được. Vì vậy, bệnh giun đũa chó được gọi là bệnh ký sinh trùng lạc chỗ.

Ấu trùng giun đũa chó khi lạc chỗ nhiễm qua người sẽ di chuyển nhiều nơi gây rối loạn ở các cơ quan nội tạng khác nhau và có những biểu hiện lâm sàng, đặc biệt ở da thì gây nổi dát đỏ, mề đay, ngứa.

Phòng bệnh sán chó bằng cách:

- Tẩy giun định kỳ cho vật nuôi, xử lý phân của vật nuôi chôn vùi hoặc cho vào thùng rác

- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn hoặc sau khi tiếp xúc với vật nuôi.

- Dạy cho các em về tầm quan trọng của việc rửa tay để ngăn ngừa nhiễm trùng.

- Không để trẻ em chơi trong các khu vực được bị dính vật nuôi hoặc phân động vật khác.

- Làm sạch khu vực sinh sống của thú cưng của bạn ít nhất một lần một tuần.

- Rửa tay sau khi xử lý chất thải vật nuôi.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X