Hotline 24/7
08983-08983

Tại sao kết quả nội soi ở hai bệnh viện cho kết quả khác nhau?

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi, Lần đầu tiên em soi đại tràng ở Bệnh viện ĐH Y Dược, kết quả đại tràng bình thường, bác sĩ chẩn đoán bị hội chứng ruột kích thích, uống thuốc nhưng không khỏi. 6 tháng sau em soi ở Bệnh viện 115 bị viêm loét trực tràng. Tại sao nói kết quả nội soi là chính xác nhất, mà 2 bệnh viện cho kết quả khác nhau? Em nên tin kết quả nào? Em không biết kết quả soi lần 2 có chính xác không? Sao uống thuốc 1 tháng rồi mà vẫn đi cầu ra máu? Có khi nào khi soi bác sĩ quan sát không kỹ, bỏ sót ung thư không ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Bệnh về đường tiêu hóa. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bệnh về đường tiêu hóa. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,

Quả thật cho đến nay, nội soi đại trực tràng là phương pháp rẻ tiền, ít biến chứng, độ chính xác cao trong khảo sát bệnh lý về đại tràng vì phương pháp này có thể quan sát trực tiếp trong lòng đại tràng, thực hiện được thủ thuật (như sinh thiết), và điều trị (cắt đốt qua nội soi). Bản thân Bệnh viện ĐH Y Dược và Bệnh viện 115 đều là bệnh viện lớn, kỹ thuật nội soi đại tràng thực hiện tại 2 bệnh viện này đều được làm rất bài bản.

Em lo lắng vì kết quả nội soi đại tràng tại Bệnh viện ĐH Y Dược và Bệnh viện 115 khác nhau, nhưng chuyện này không có gì lạ bởi vì 2 kết quả này cách nhau tới 6 tháng lận mà, trong 6 tháng đó có rất nhiều chuyện có thể xảy ra. Bệnh viện ĐH Y Dược soi đại tràng thấy bình thường, thời điểm đó em cũng đâu có đi cầu ra máu, nên Bệnh viện ĐH Y Dược chẩn đoán là hội chứng ruột kích thích là phù hợp.

Hiện nay, đã 6 tháng từ lúc làm nội soi đại tràng tại Bệnh viện ĐH Y Dược, em mới xuất hiện đi cầu ra máu, phía Bệnh viện 115 mới soi đại tràng lại thì thấy có viêm loét trực tràng, đây là nguyên nhân gây đi cầu ra máu, chứ không phải cứ ung thư mới đi cầu ra máu kéo dài.

Nội soi đại tràng có thể tầm soát ung thư đại tràng đến 98%, không ai dám nói là 100% được vì nếu ung thư nhỏ quá như mới ở dạng vi thể thì sao mắt thường thấy được. Em nên điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và tái khám theo hẹn, việc kiểm tra sát sẽ giúp chẩn đoán sớm hay loại trừ bệnh ung thư.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

Viêm loét trực tràng thường hiếm gặp và thường vị hiểu nhầm và đánh đồng với tình trạng táo bón. Viêm loét trực tràng có thể gây ra chảy máu và các căng thẳng, khó chịu khác khi đại tiện. Tùy theo tình trạng bệnh lý mà có thể có một hoặc nhiều vết loét trong trực tràng.

Viêm loét trực tràng chảy máu hiếm khi nguy hiểm tới tính mạng. Nhưng nếu để bệnh lý kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống người bệnh và khicó thể dẫn tới ung thư trực tràng.

Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng loét trực tràng bao gồm:

- Táo bón
- Chảy máu trực tràng
- Đi ngoài khó khăn
- Cảm giác đau hoặc cảm giác đầy trong khung xương chậu
- Thường xuyên buồn đi ngoài
- Dấu hiệu chất nhầy rỉ từ trực tràng
- Thiếu khả năng kiểm soát hậu môn
- Đau trực tràng

Điều trị viêm loét trực tràng phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý của bạn. Những người với các dấu hiệu và triệu chứng nhẹ có thể chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, còn nếu nặng hơn sẽ cần can thiệp y tế.

Tùy theo mức độ bệnh mà bạn sẽ cần áp dụng các phương pháp điều trị:

- Thay đổi lối sống:

Nhiều người có tư thế đi ngoài gây ra ảnh hưởng xấu tới trực tràng, bạn có thể tham khảo các hướng dẫn đi ngoài đúng cách để xương chậu và trực tràng được thoải mái hơn. Ngoài ra bạn cũng chú ý các thói quen sinh hoạt của bản thân như ngồi ghế cứng hay hoạt động không đúng cách gây ảnh hưởng tới trực tràng và hậu môn.

- Sử dụng thuốc điều trị:

Có những trường hợp sẽ cần can thiệp thuốc tại chỗ giúp giảm nhẹ triệu chứng và tình trạng bệnh. Tuy nhiên liệu pháp không giúp ích cho tất cả mọi người và bạn cần chỉ định của bác sĩ, tránh sử dụng sai thuốc.

- Phẫu thuật giúp chữa trị viêm loét trực tràng có thể bao gồm:

+ Phẫu thuật sa trực tràng: Nếu bạn bị viêm loét do sa trực tràng thì sẽ cần điều trị sa trực tràng. Phẫu thuật giuớ cố định vị trí của trực tràng.

+ Phẫu thuật cắt bỏ trực tràng: Phẫu thuật cắt bỏ trực tràng có thể được xem xét nếu các phương pháp điều trị khác không giúp ích. Phẫu thuật sẽ nối ruột già tới một khoảng trống trong bụng để chất thải rời khỏi cơ thể. Nếu bạn bị thông ruột kế thì sẽ có một túi nhân tạo được đưa vào để chứa chất thải.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X