Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Suy thận mạn, huyết áp cao và bệnh gout có liên quan với nhau không?
Câu hỏi
Chào BS, Em khám bệnh gout tại phòng khám của BS, khi xét nghiệm thì kết quả ngoài bị gout em còn bị suy thận mạn, huyết áp cũng cao khoảng 19. Không biết 3 bệnh này có liên quan với nhau hay không? Em muốn điều trị bệnh suy thận mạn ở đâu? Xin BS tư vấn giúp em.
Trả lời
Ba bệnh lý bạn đề cập đều có mối liên hệ qua lại với nhau. Cụ thể là tăng huyết áp có thể là nguyên nhân của suy thận mạn, nhưng cũng là biến chứng do bệnh nhân đã bị suy thận mạn từ trước. Acid uric được thải trừ chủ yếu qua thận, suy thận mạn là yếu tố nguy cơ gây tăng acid uric trong máu, dẫn tới tăng nguy cơ bị gout, một số thuốc sử dụng trong suy thận mạn cũng dễ dẫn đến gout. Ngược lại, bệnh nhân có acid uric máu cao cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch và suy thận mạn, một số thuốc điều trị gout nếu sử dụng không đúng cách có thể dẫn tới suy thận.
Thông thường sẽ dựa trên thứ tự xuất hiện bệnh để dự đoán bệnh lý nào là nguyên nhân, bệnh lý nào là hậu quả. Suy thận mạn là bệnh lý có diễn tiến phức tạp, tuỳ vào nguyên nhân mà tiên lượng và điều trị khác nhau. Do đó bạn nên theo dõi và tái khám thường xuyên ở BV có chuyên khoa nội thận và lọc máu, để kiểm soát tốt các biến chứng, điều trị nguyên nhân và có hướng điều trị thay thế thận khi giai đoạn bệnh trở nên nặng hơn bạn nhé!
Thân mến.
Suy
thận mạn hay còn gọi là bệnh thận mạn, là quá trình suy giảm chức năng
thận dưới mức bình thường. Khi mắc bệnh suy thận mạn, thận không thể
loại bỏ các chất thải cũng như mất chức năng kiểm soát lượng nước của cơ
thể, lượng muối trong máu và canxi. Các chất thải sẽ tồn đọng trong cơ
thể và gây hại cho người bệnh. Suy
thận thường không có triệu chứng ban đầu và phát triển từ từ. Các dấu
hiệu và triệu chứng muộn có thể bao gồm: buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và
ăn không ngon miệng. - Theo một chế độ ăn mà bác sĩ khuyên, bao gồm việc hạn chế chất lỏng. - Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không bỏ lỡ liều dùng thuốc. - Ghi lại cân nặng hằng ngày. Ghi lại lượng chất lỏng bạn uống và lượng nước tiểu thoát ra nếu bác sĩ yêu cầu. - Tập thể dục thường xuyên hơn nhưng tránh các hoạt động mạnh. - Gọi cho bác sĩ nếu bạn ớn lạnh, sốt, đau đầu, đau cơ, thở gấp, buồn nôn, nôn mửa và đau ngực. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình