Phó Giám đốc Y khoa, Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn - Bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn
Sảy thai do việc thăm khám hay tử cung 2 sừng?
Câu hỏi
Xin chào bác sĩ, Em bị tử cung hai sừng, sảy thai lúc 19 tuần năm 2017, 9 tuần năm 2018. Đến tháng 8 năm 2018 em mang thai lần 3, lúc 20 tuần có đặt vòng nâng cổ tử cung. Đến 23 tuần 3 ngày em đi tiểu thấy ra ít máu nhạt, vào viện khám bác sĩ bảo tử cung mở 3 phân ối quả lê, không giữ con được. Em rất lo lắng không biết việc bác sĩ khám có gây sinh non cho em không vì em không có triệu chứng gì đáng kể. Mong bác sĩ tư vấn giúp. Em rất cảm ơn.
Trả lời
Tử cung 2 sừng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,
Việc khám thai không gây sinh non mà nguy cơ là do tử cung 2 sừng. Tốt nhất, bạn nên khám chuyên khoa Sản phụ khoa ở tuyến đầu để được tư vấn cụ thể, có thể cần phải khâu eo tử cung ở lần có thai sau.
Việc khám thai không gây sinh non mà nguy cơ là do tử cung 2 sừng. Tốt nhất, bạn nên khám chuyên khoa Sản phụ khoa ở tuyến đầu để được tư vấn cụ thể, có thể cần phải khâu eo tử cung ở lần có thai sau.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Tử cung hai sừng (tử cung hình trái tim) là một thuật ngữ khoa học có nguồn gốc từ tiếng Latinh. Sở dĩ gọi là tử cung hai sừng vì hai bên tử cung có phần nhô lên giống như sừng, trong lòng tử cung có một vách ngăn. Đây là một dị tật bẩm sinh. Trong hầu hết các trường hợp, tử cung hai sừng không được phát hiện cho đến trước khi bạn đi khám phụ khoa hay mang thai. Đa phần phụ nữ có tử cung hai sừng đều không có dấu hiệu gì bất thường. Tuy nhiên, số ít phụ nữ có tử cung hai sừng có thể gặp một trong các triệu chứng sau: - Đau bụng và khó chịu trong những ngày rụng trứng - Chảy máu âm đạo bất thường - Đau quá mức khi có kinh nguyệt - Đau khi giao hợp - Sẩy thai nhiều lần. Mẹ bầu có tử cung hai sừng khi mang thai thường gặp các biến chứng sản khoa sau: Dễ sẩy thai Thai nhi chậm phát triển Sinh non. Phụ nữ có tử cung hai sừng có nguy cơ sẩy thai cao ở giai đoạn sau của thai kỳ và trẻ có nguy cơ bị chậm phát triển hoặc sinh non do thể tích của tử cung bị hạn chế. Nguyên nhân gây ra những biến chứng này có thể là do các cơn co tử cung bất thường hoặc bất thường hình dạng của tử cung khiến khả năng nuôi thai nhi của tử cung bị giảm hoặc vị trí bám của nhau thai trong lòng tử cung không thuận lợi. Tỷ lệ sẩy thai ở thai phụ có tử cung hai sừng chiếm khoảng từ 1,8 – 37,6% các vụ sẩy thai, còn nguy cơ sinh non chiếm 15 – 20%. Trong trường hợp mẹ bầu sinh quá sớm, em bé sẽ được nuôi bằng lồng ấp và có sự giám sát, chăm sóc đặc biệt của nhân viên y tế. Tử cung hai sừng thường có dung tích nhỏ làm hạn chế sự phát triển của thai nhi dẫn đến tình trạng thai nhi chậm phát triển. Thông thường cân nặng của thai nhi được sinh ra từ người mẹ có tử cung hai sừng sẽ nhẹ hơn 10% so với cân nặng của trẻ sinh ra cùng tuổi thai. Nếu bạn có kế hoạch mang thai hoặc từng sẩy thai nhiều lần, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành phẫu thuật tái tạo tử cung. Lưu ý là sau khi tiến hành phẫu thuật, bạn phải chờ khoảng ba tháng mới được có thai. Việc này làm giảm nguy cơ thai phụ bị vỡ tử cung khi chuyển dạ, tránh cho mẹ và bé khỏi biến chứng thai sản nguy hiểm. Thai phụ có tử cung hai sừng nên được theo dõi và kiểm tra sức khỏe thai kỳ thường xuyên nhằm giảm thiểu rủi ro cho thai nhi. Thai phụ có tử cung hai sừng có thể được chỉ định tiêm hormone progesterone càng sớm càng tốt. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định tiêm progesterone ngay từ những tuần đầu tiên của thai kỳ, kéo dài cho đến khi thai được 36 tuần. Việc tiêm progesterone giúp làm dày thành tử cung hoặc niêm mạc tử cung giúp tử cung của mẹ bầu nuôi giữ em bé được lâu hơn. Nhờ đó, nguy cơ sinh non phần nào được giảm thiểu. Thai phụ có tử cung hai sừng thường được bác sĩ chỉ định cho tiến hành mổ bắt con thay vì để sinh theo ngả âm đạo. Sinh mổ giúp giảm các biến chứng thai sản. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình