Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Phương pháp điều trị cho người bệnh lao khó đi lại
Câu hỏi
Chào BS ạ, Ba em bị ho lâu năm nhưng không điều trị dẫn đến bị lao. Phổi của ba em chụp Xquang có rất nhiều đốm, dường như muốn hết 2 lá phổi luôn, đi khoảng 5 bước là thấy mệt dữ dội, từ 50kg tụt xuống còn 35kg, hiện đang điều trị tại BV Lao. BS có nói với em là sau này phục hồi lại phổi và để lại thành sẹo sẽ không làm gì được và thậm chí thở oxy nữa. BS cho em hỏi còn phương pháp nào điều trị cho ba em đi đứng bình thường không ạ?
Trả lời
Hiện tại tình trạng phổi của ba bạn đang khá nặng nề, do vi khuẩn lao gây tổn thương. Trước đây bệnh lao được xem là bệnh nan y, không điều trị sẽ tử vong. Nhưng hiện nay việc điều trị đã có nhiều tiến bộ, khả năng chữa khỏi rất cao.
Sau quá trình điều trị, phổi có thể hồi phục phần nào, nhưng nhiều khả năng sẽ để lại sẹo. Nếu sẹo quá nặng có thể ảnh hưởng đến khả năng hô hấp và vận động, có thể cần thở oxy. Nếu sẹo không quá nặng thì vẫn sinh hoạt bình thường.
Bạn nên khuyên ba tuân thủ điều trị cho thật tốt, khi giai đoạn bệnh ổn định hơn sẽ tập phục hồi chức năng hoặc xem xét đặt stent phế quản nếu có chít hẹp bạn nhé!
Thân mến.
Bệnh
lao (TB) là bệnh nhiễm một loại vi khuẩn tấn công và hủy hoại mô cơ
thể. Vi khuẩn này tên là Mycobacterium Tuberculosis (MTB) và lây truyền
qua không khí. Nhiều bệnh nhân thường mắc nhiễm lao giai đoạn ủ bệnh,
gọi là bệnh lao tiềm tàng. Sau một khoảng thời gian, tùy vào sức khỏe
người bệnh, có thể trong vài tuần cho tới vài năm, vi khuẩn lao bắt đầu
hoạt động và gây các triệu chứng bệnh. Sau đó bệnh lao xuất hiện. Đặc biệt nếu bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu đi, chẳng hạn như khi bệnh HIV, ung thư hoặc hóa trị liệu, bệnh lao sẽ phát triển nhanh hơn. Bệnh thường ảnh hưởng đến phổi nhưng có thể lan ra (phát tán) đến xương, hạch bạch huyết, hệ thần kinh, tim và các cơ quan khác. Bệnh
lao có thể chữa trị khỏi tương đối dễ dàng. Thường bạn phải sử dụng
thuốc trong vòng 6 tháng hoặc lâu hơn. Việc điều trị đúng cách thường
bao gồm sử dụng 3–4 loại kháng sinh hằng ngày. Bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn
sau vài tuần. Dù vậy, bệnh vẫn có thể tái phát. Việc hoàn tất quá trình điều trị kể cả khi các triệu chứng biến mất rất quan trọng. Nếu các loại thuốc được ngưng sử dụng quá sớm, vi khuẩn vẫn còn ở trong cơ thể. Bệnh lao có thể quay trở lại, lan đến các phần khác của cơ thể và lây cho người khác. Thành viên gia đình và những người tiếp xúc gần với bạn nên được theo dõi có mắc bệnh hay không. Những việc sau đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh lao:- Uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ - Sử dụng hộp chia thuốc hằng ngày để uống thuốc đúng theo lịch - Hỏi bác sĩ về những tác dụng phụ của thuốc - Tái khám đúng hẹn - Cẩn thận không lây bệnh cho người khác - Làm theo hướng dẫn của bác sĩ về việc giữ vệ sinh - Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị sốt hoặc ớn lạnh, khi bạn quan tâm về các tác dụng của thuốc; khi bạn xuất hiện các triệu chứng kéo dài hoặc xấu đi mặc dù đang sử dụng thuốc; nếu bạn ho kèm theo đờm đổi màu hoặc có máu. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình