Hotline 24/7
08983-08983

Nguyên nhân và cách điều trị mụn cóc?

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi, khi bị giun sán ký sinh ở da có gây ngứa không ạ? Em gửi hình bác sĩ xem giúp em là bị gì ạ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh do bạn đọc cung cấp
Chào em,

Ấu trùng di chuyển ở da thường do nhiễm ký sinh trùng giun móc hoặc giun đũa chó, mèo, nhất là Ancylostoma braziliense. Ký sinh trùng xuyên qua da và di chuyển trong da người, sinh ra phản ứng viêm dọc theo đường da niêm của hướng ấu trùng di chuyển. Các đối tượng có nguy cơ nhiễm nhất là người đi du lịch, trẻ em, dân lao động hoặc thường đi tắm trong các vùng như thế, dễ có điều kiện tiếp xúc với đất nhiễm ấu trùng. Biểu hiện cũng có thể là ban đỏ ngứa ở tay chân, các vị trí khác bao gồm vùng mông, lưng, đùi cũng có thể nhiễm và giun sán rất ưa ký sinh tại đó. Tổn thương thường tự khỏi sau 2-8 tuần.

Sang thương của em chưa xuất hiện rõ, nhưng nhiều khả năng là mụn cóc mọc ở lòng bàn chân là một nhiễm trùng da do virus Human Papilloma (HPV) gây ra. Nguyên nhân thường có liên quan đến việc bằng chân trần sau khi tập luyện ở phòng tập gym, tập võ, yoga, hồ bơi... Thực tế, mụn cóc gây ra bởi một loại virus xâm nhập vào cơ thể thông qua vết nứt trên da. Virus này mọc ở nơi ấm áp, môi trường ẩm, chẳng hạn như trong phòng thay đồ hay trong giày của bạn… Khi bàn chân của bạn đổ mồ hôi và độ ẩm không được thoát ra (đi giày bít kín), mụn cóc sẽ có môi trường lý tưởng để xuất hiện.

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị dứt điểm được mụn cóc, nhưng mụn có thể tự khỏi nếu sức đề kháng tốt lên. Em có thể dùng cục đá bọt chà nhẹ cho da mụn cóc bớt dầy, sau đó giã củ hành tím tươi đắp lên mụn cóc và băng lại đến sáng. Lặp lại như vậy khoảng 8-10 ngày mụn cóc sẽ tự bong tróc ra và vết thương lành dần. (Lưu ý là không làm bong tróc hoặc rách da, dễ gây nhiễm trùng).
Để giảm nguy cơ của bị mắc mụn cóc, hãy đi dép khi sử dụng một phòng thay đồ, phòng tắm, công cộng hoặc phòng tập thể dục… Cùng với đó, em nên sử dụng giày thoáng và thay đổi vớ thường xuyên để giữ chân khô ráo. Nếu mụn cóc to, khó chịu nên tới bác sĩ da liễu để được xử trí đúng cách em nhé!

Mụn cóc có rất nhiều loại khác nhau, và được xác định theo các khu vực nổi mụn trên cơ thể và hình dạng của hột mụn.

Mụn cóc thông thường

Nếu bạn nhìn thấy mụn cóc trên mặt, hãy kiểm tra bàn tay trước tiên vì virus gây ra mụn cóc có thể lây từ tay sang mặt thông qua việc gãi ngứa hoặc cắn móng tay.

- Mụn phát triển nhiều nhất trên các ngón tay, xung quanh móng và trên mu bàn tay;
- Thường xảy ra ở những nơi da bị xước, chẳng hạn như do cắn móng tay hoặc cắt tỉa móng;
- Mụn thường là chấm nhỏ màu đen;
- Sờ vào cảm thấy sần sùi.

Mụn cóc chân

- Phát triển thường xuyên nhất trên lòng bàn chân;
- Có thể phát triển thành các cụm dày đặc;
- Mụn thường phẳng hoặc mọc ẩn bên trong (khi đi cảm giác đau do cấn phải mụn cóc ẩn);
- Có thể gây đau như đạp phải sỏi đá;
- Mụn là những chấm màu đen.

Mụn cóc phẳng

- Mụn có thể mọc ở bất cứ nơi nào. Tuy nhiên, trẻ em thường bị nổi ngay trên mặt. Nam giới thường bị trong khu vực mọc râu và phụ nữ thì trên chân;
- Nhỏ hơn và ít sần sùi hơn các mụn cóc khác;
- Có khuynh hướng phát triển với số lượng lớn, từ 20–100 hạt.

Mụn cóc dạng sợi mảnh

- Mụn là những sợi dài hoặc mập như ngón tay mọc trên da;
- Thường phát triển trên mặt: xung quanh miệng, mắt và mũi;
- Mụn phát triển rất nhanh;
- Khi virus HIV làm suy yếu hệ thống miễn dịch, cơ thể thường không thể chống lại virus gây ra mụn cóc.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X