Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Ngại tiếp xúc và bị trầm cảm, phải làm sao?
Câu hỏi
Chào bác sĩ, Từ ngày lên cân đến nay tôi rất ngại tiếp xúc với mọi người và có cảm giác mình bị trầm cảm nặng. Tôi phải làm gì đây bác sĩ ơi? Tôi chưa từng bị như vậy.
Trả lời
Các thông tin bạn cung cấp vô cùng nghèo nàn, bác sĩ khó có thể đưa ra bất kỳ nhận định nào cho tình trạng hiện tại. Tuy nhiên, có đôi điều cần phải trao đổi với bạn như sau:
Về chẩn đoán trầm cảm cần phải dựa vào biểu hiện chi tiết, mức độ nặng, thời gian bao lâu, giữa các giai đoạn tinh thần bạn cảm thấy như thế nào (bình thường hay hưng phấn lạc quan quá mức)… chi tiết các thông tin trên có thể dẫn đến một chẩn đoán khác - không phải là trầm cảm đơn thuần như giai đoạn đầu tiên phát bệnh, mà có thể là trầm cảm lưỡng cực hoặc Rối loạn khí sắc khác... Khi đó, điều trị có thể khác hoàn toàn so với trầm cảm đơn thuần.
Trầm cảm có khuynh hướng tái phát, nhất là khi có các yếu tố gây stress, hoặc việc điều trị không đầy đủ, tích cực (về mặt thời gian, liều thuốc). Tùy mỗi giai đoạn bệnh mà chọn lựa thuốc điều trị thay đổi cho phù hợp. Do đó tốt nhất bạn nên khám chuyên khoa tâm thần kinh nếu đánh giá biểu hiện bệnh lý của bản thân đã vào giai đoạn nặng, cần hỗ trợ tâm lý bạn nhé!
Thân mến.
Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng, gây ra một cảm giác buồn và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến những vấn đề đa dạng về tinh thần và thể chất. Nếu nỗi buồn kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, nó có thể khiến bạn khó làm việc hoặc vui vẻ với gia đình hoặc bạn bè, thậm chí trong những trường hợp nghiêm trọng, chứng trầm cảm có thể dẫn bạn đến ý định tự tử. Trong các dạng trầm cảm, trầm cảm sau sinh là tình trạng rất phổ biến. Người
bệnh khi có dấu hiệu trầm cảm cần đến bệnh viện để được bác sĩ Nội thần
kinh thăm khám, chẩn đoán mức độ trầm cảm và xây dựng phác đồ điều trị
phù hợp. Các thuốc được dùng là thuốc chống trầm cảm có thể có các tác dụng phụ như: + Đau đầu, buồn nôn; + Khó ngủ và căng thẳng; + Kích động hoặc bồn chồn; + Gây ra các vấn đề về tình dục. Bạn phải hết sức lưu ý khi sử dụng thuốc chống trầm cảm vì thuốc có thể khiến người dùng có ý nghĩ tự tử hoặc cố tự tử trước khi thuốc thực sự có tác dụng. Một số thuốc giúp làm tăng giấc ngủ và cảm giác thèm ăn có thể được kê toa cho những bệnh nhân mắc các triệu chứng liên quan, nhưng thường phải mất khoảng 2-3 tuần trước khi các thuốc này có tác dụng. - Tâm lý trị liệu Các phương pháp tâm lý trị liệu sẽ dạy cho bạn những cách suy nghĩ và cư xử mới, thay đổi các thói quen từng góp phần khiến bạn bị trầm cảm. Liệu pháp này còn giúp bạn thấu hiểu và vượt qua những khó khăn trong các mối quan hệ hoặc những tình huống khiến bạn bị trầm cảm hoặc làm cho bệnh bớt trầm trọng hơn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình