Hotline 24/7
08983-08983

Máy trợ thính có phải là lựa chọn tốt nhất cho người nghe kém?

Câu hỏi

Chào bác sĩ! Việc đeo máy trợ thính có phải là lựa chọn tối ưu với bệnh nhân nghe kém? Người đeo máy trợ thính cần lưu ý gì trong sinh hoạt hằng ngày ạ? Mong bác sĩ cho lời khuyên.

Trả lời

PGS.TS.BS Đặng Xuân Hùng

PGS.TS.BS Đặng Xuân Hùng

Chủ tịch Liên Chi Hội Thính học TPHCM -

Chào bạn,

Việc sử dụng trợ thính chủ yếu dựa vào mức độ nghe kém, loại nghe kém, sự khó khăn trong giao tiếp, ý muốn của người bệnh và sự hợp tác của người bệnh. Như một quy luật: hầu hết người nghe kém cần đến trợ thính do có nhiều tiện ích từ việc sử dụng thiết bị này.

Trợ thính chủ yếu lắp đặt trong nghe kém tiếp nhận thần kinh (88%) hoặc nghe kém hỗn hợp (11%), với nghe kém dẫn truyền 1%, mức nghe kém trung bình (40-70 dB)

Như một quy luật: nghe kém đủ để gây khó khăn trong giao tiếp đều có chỉ định đeo trợ thính.

Nghe kém nặng hoặc điếc đặc làm giảm hiệu quả của trợ thính, kể cả trợ thính có công suất lớn nhất, vì vậy trợ thính không có chỉ định các trường hợp này, cấy ốc tai cho hiệu quả cao nhất dạng điếc đặc này.

Không phải trường hợp nào cũng sử dụng được máy trợ thính, cần được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn lựa chọn

Trợ thính: các quy luật đáng nhớ

- Nghe hai tai luôn tốt hơn một tai

- Nghe tốt hơn với cường độ âm lớn hơn

- Trợ thính BTE có nhiều thuận lợi so với ITE

+ Ít âm dội

+ Dễ lắp đặt

+ Thời gian sử dụng pin điện kéo dài hơn

+ Dễ thao tác

Tiên lượng thành công của trợ thính sẽ giới hạn bởi người bệnh không nhận ra bản thân nghe kém, các trường hợp khác người bệnh biết mình nghe kém nhưng do yêu cầu giao tiếp rộng hơn vì vậy tâm lý có nhiều lo lắng và ngại sử dụng trợ thính.

Động cơ lắp đặt trợ thính của người bệnh mới chính là yếu tố chìa khóa để tiên lượng thành công khi đeo trợ thính, người bệnh có yêu cầu mạnh mẽ để nghe rõ hơn là một yếu tố tuyệt vời trong thành công khi đeo trợ thính.

- Nếu bệnh nhân có sức nghe quá kém thì có chỉ định dùng máy trợ thính sau tai vì nó tiếp nhận âm thanh từ mọi hướng.

- Nếu sức nghe kém nhẹ và vừa thì sử dụng máy trợ thính trong tai, ưu điểm là khó nhìn thấy nên được người trẻ ưa chuộng, giúp họ tự tin hơn trong giao tiếp.

Các công ty cung cấp máy trợ thính có đầy đủ sản phẩm để phục vụ theo nhu cầu của bà con, nhưng không phải đơn giản là thấy nghe kém rồi đi mua máy về đeo. Điều quan trọng nhất là đánh giá đúng mức độ nghe kém, tổn thương nằm ở đâu (tai ngoài, tai giữa, tai trong…) để có chỉ định phù hợp. Do đó mọi người phải đến các cơ sở thính học để bác sĩ khám kỹ, cân nhắc với ước muốn của người bệnh, sự hợp tác của người bệnh… điều này sẽ quyết định thành công của việc dùng máy trợ thính.

Nhiều người bệnh mua cái máy cả trăm triệu nhưng về nhà không đeo, hoặc lúc đeo lúc không. Như vậy vừa lãng phí tiền bạc làm giảm hiệu quả điều trị, khiến cho nghe kém ngày càng tăng. Cho nên lời khuyên của chúng tôi đối với bà con khi đeo máy trợ thính là phải đeo suốt ngày, đeo trong mọi tình huống vì chúng ta luôn cần sự kích hoạt để hệ thần kinh làm việc liên tục, ngoài việc giúp nghe được thì việc trợ thính còn giúp hệ thần kinh thoái hóa chậm lại.

Nghĩa là người bệnh phải quyết tâm và ước muốn nghe tốt hơn. Chứ hễ cần thì đeo, không cần thì cất, điều đó là “cấm, cấm, cấm và cấm tuyệt đối”, vì không có hiệu quả.

Thân mến.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X