Hotline 24/7
08983-08983

Luôn cô độc, thích ở một mình, nghĩ đến cái chết... bác sĩ giúp cháu được không?

Câu hỏi

Cháu chào bác sĩ ạ, Năm nay cháu 20 tuổi, sinh viên năm 3 ạ. Thật sự khi viết những lời này cháu đã suy nghĩ rất nhiều, hy vọng cháu nhận được lời khuyên. Năm 8 tuổi cháu gặp cú sốc, 1 khoảng thời gian sau cháu phát hiện mình hay nói chuyện một mình, có thể mình là một nhân vật trong phim, một câu chuyện do cháu tưởng tượng những viễn cảnh không thật, những con người không thật, ở đó cháu có rất nhiều người thương yêu, có rất nhiều bạn bè, nhiều người quan tâm. Cháu thích ở một mình, ít giao tiếp, chỉ ở một mình cháu mới được tự do thoải mái, mà ở một mình cháu thấy mình vô dụng, đáng thương, muốn chết. Việc nào đó cháu gặp không như ý muốn sẽ lại tưởng tượng cách giải quyết. Bất cứ lúc nào ở một mình cháu đều tưởng tượng ngày nào cũng vậy có người sẽ nói nhỏ không có ai sẽ nói thành tiếng và tự trả lời. Có lẽ cháu bị như vậy khoảng 10-12 năm, sau khi nói chuyện một lúc cháu sẽ tự nói mình bị điên rồi tỉnh táo lại đi. Cháu biết cháu không được tưởng tượng như vậy nhưng mà khi tưởng tượng cháu thấy dễ chịu hơn. Cháu không thân với gia đình, không thân với bạn bè, không ai hiểu được cháu. Cháu thật sự rất mệt. Cháu nghĩ đến cái chết sẽ cho cháu tự do và giải thoát nhưng cháu không dám làm như vậy. Cháu bất cần, lãnh đạm và luôn thấy bản thân vô dụng, có những nỗi trống rỗng cháu thấy mình không có ý nghĩa gì để tồn tại. Cháu hy vọng mình bốc hơi không ai hay không ai biết. Cháu vẫn cứ cô độc một mình giữa dòng đời. Một con thuyền lênh đênh giữa biển. Cháu có bị điên không ạ? Cháu thật sự rất tuyệt vọng.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Bệnh trầm cảm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bệnh trầm cảm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Những dấu hiệu trên không đủ để khẳng định em bị “điên”, nhưng bác sĩ có thể nhận thấy em đang gặp phải vấn đề tâm lý khá thường gặp, đó là trầm cảm. Xã hội càng hiện đại, học sinh càng dễ mắc phải các vấn đề về tinh thần, tâm lý và xu hướng này ngày càng tăng. Tuy nhiên, không phải ai cũng được gia đình quan tâm và nhà trường phát hiện.

Nguyên nhân dẫn tới trầm cảm gia tăng ở lứa tuổi của em rất đa dạng, phần lớn đều thiếu sự quan tâm của gia đình, không gần gũi với cha, mẹ. Bệnh có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, làm giảm sút khả năng học tập và làm việc, ý định tự tử… Điều trị cũng cần kiên nhẫn trong thời gian dài, kết hợp giữa trợ giúp tâm lý và dùng thuốc thì mới khỏi bệnh được.

Do đó em nên nhờ cha mẹ đưa tới khám chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ Tâm thần kinh để được hỗ trợ điều trị em nhé!

Thân mến.


Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng, gây ra một cảm giác buồn và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến những vấn đề đa dạng về tinh thần và thể chất. Nếu nỗi buồn kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, nó có thể khiến bạn khó làm việc hoặc vui vẻ với gia đình hoặc bạn bè, thậm chí trong những trường hợp nghiêm trọng, chứng trầm cảm có thể dẫn bạn đến ý định tự tử.

Bệnh trầm cảm hoàn toàn có thể điều trị. Tuy nhiên việc khỏi bệnh và thời gian khỏi bệnh phụ thuộc vào tâm lý của người mang bệnh. Cho đến nay vẫn có rất nhiều người khi nghĩ rằng để chữa trầm cảm điều trị tâm lý thông thường hoặc giải tỏa stress là hết bệnh. Quan điểm này là sai lầm, theo các bác sĩ chuyên khoa, để điều trị trầm cảm dứt điểm người bệnh cần phải được áp dụng đồng thời cả hai biện pháp dùng thuốc trị liệu và tâm lý học trị liệu.

Theo một số nhà tâm lý học, việc tiếp xúc và hòa mình với thiên nhiên là cách hiệu quả để điều trị trầm cảm.

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh trầm cảm:

- Đừng tự cô lập mình;
- Đơn giản hóa cuộc sống;
- Tập thể dục thường xuyên;
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng;
- Học cách thư giãn và kiểm soát căng thẳng;
- Không nên đưa ra các quyết định quan trọng khi bạn đang cảm thấy chán nản;
- Gọi bác sĩ nếu các triệu chứng nặng hơn;
- Gọi bác sĩ nếu bạn gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc;
- Gọi bác sĩ ngay nếu bạn có ý định tự tử hoặc ý định giết hoặc làm hại người khác;
- Gọi bác sĩ ngay nếu bạn có các triệu chứng rối loạn thần kinh như nghe thấy giọng nói, thấy những thứ không có ở đó hoặc cảm thấy bị hoang tưởng.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X