-
Làm xét nghiệm nào để biết tiểu đường do thiếu hoặc kháng insulin?
Câu hỏi
Kính chào bác sĩ, Tôi là bệnh nhân nam 70 tuổi, mắc bệnh tiểu đường type 2 và cholesterol cao, hiện đang uống thuốc điều trị. Xin hỏi bác sĩ: 1/ Làm xét nghiệm nào để biết bị tiểu đường vì thiếu insulin hay đủ insulin nhưng bị đề kháng? 2/ Theo tài liệu y khoa thì gan sản xuất từ 70% đến 80% lượng cholesterol cho cơ thể, vậy lượng cholesterol này bao gồm cholesterol tốt (HDL) và xấu (LDL) hay chỉ có một loại? Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời
Bác sĩ xin giải đáp các câu hỏi của bác như sau:
Câu thứ 1:
Ở người khỏe mạnh, chất glucose có trong thức ăn sẽ được hấp thu từ ruột vào máu, từ đó nồng độ glucose máu tăng lên. Khi đó, tụy tạng (còn gọi là lá mía) tiết ra một chất - gọi là insulin.
Insulin theo máu đến mô ngoại vi như gan, cơ bắp và mô mỡ giúp glucose được vận chuyển từ máu vào các tế bào của các cơ quan này sử dụng hoặc dự trữ. Kết quả là nồng độ glucose máu giảm và trở về bình thường.
Như vậy, đái tháo đường (còn gọi là tình trạng tăng glucose máu mạn tính) xuất hiện khi tụy tạng cơ thể không tiết ra insulin (cơ chế đái tháo đường type 1) hoặc tụy chỉ tiết một phần insulin kèm theo giảm tác dụng insulin tại mô ngoại vi còn gọi là đề kháng tác dụng insulin (cơ chế đái tháo đường type 2).
Người mắc đái tháo đường típ 1 thường có biểu hiện rầm rộ, có thể chẩn đoán được. Trong thực tế, việc xác định người bệnh đái tháo đường (chủ yếu đái tháo đường típ 2) có thiếu hụt insulin hay đề kháng tác dụng của insulin là ưu thế cần dựa vào khám bệnh và một số xét nghiệm thông thường bởi vì các xét nghiệm đặc hiệu để phân biệt thường rất tốn kém và thực hiện phức tạp, đôi khi không thực sự cần thiết.
Câu 2:
Cholesterol là một chất tồn tại tự nhiên trong máu, chủ yếu do gan tổng hợp nhưng cholesterol cũng hiện diện nhiều trong một số loại thức ăn như thịt đỏ, trứng, bơ…
Cholesterol có vai trò quan trọng để duy trì tình trạng sức khỏe tốt và chỉ trở thành vấn đề khi mức cholesterol trong máu quá ngưỡng cho phép (còn gọi là tình trạng tăng mỡ máu). Tăng cholesterol là yếu tố nguy cơ của các bệnh tim mạch - chuyển hóa.
Tuy nhiên cholesterol di chuyển trong máu bằng cách gắn vào chất gọi là lipoprotein. Có hai loại lipoprotein:
- LDL (lipoprotein trọng lượng thấp): còn gọi là mỡ xấu. Khi nồng độ LDL tăng cao trong máu, chúng sẽ lắng đọng tại thành mạch máu, làm hẹp lòng mạch và từ đó làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành…
- HDL (lipoprotein trọng lượng cao): còn gọi là mỡ tốt. HDL có tác dụng lấy đi lượng cholesterol dư thừa trong máu để đưa về gan để gan ly giải và thải trừ khỏi cơ thể. Trái với LDL, nồng độ HDL thấp thì cơ thể dễ có nguy cơ bệnh tim mạch.
Cám ơn bác đã gửi câu hỏi về chương trình!
Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là tình trạng đường trong máu quá cao. Bệnh tiểu đường có hai dạng là bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2 (hay từng được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở người lớn). Ở bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2), cơ thể của bạn không thể tạo ra hoặc sử dụng tốt insulin. Insulin là một hormone giúp cho glucose (đường) có thể đi vào và nặp năng lượng cho các tế bào. Nếu không có insulin, quá nhiều glucose sẽ tích tụ trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở tim, mắt, thận, thần kinh, nướu và răng của bạn. Đái tháo đường tuýp 2 gây ra do mỡ, gan và tế bào ở các cơ không không phản ứng phù hợp với insulin. Tình trạng này gọi là kháng insulin. Kết quả là glucose không thể vào trong tế bào để giúp bạn dự trữ năng lượng và dẫn đến lượng glucose trong máu quá cao gây ra hiện tượng tăng đường huyết. |
Khoa Nội tiết - BV Nhân dân 115
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình