Hotline 24/7
08983-08983

Kết quả đường huyết khác nhau dù đo cùng thời điểm, chỉ số nào chính xác?

Câu hỏi

Kính chào BS, Tôi là một người bị tiểu đường type 2 đã trên 10 năm và năm nay tôi 74 tuổi, nam giới. Xin hỏi BS là hàng ngày tôi đo đường huyết bằng máy đo cá nhân hiệu Accu Chek Mobile nhiều lần, tôi lấy máu trên đầu ngón tay ở cùng một thời điểm (trong vòng 15 giây), nhưng kết quả đều cho các chỉ số khác nhau. Như vậy chỉ số nào là chính xác? Cảm ơn BS.

Trả lời
Đo đường huyết tại nhà. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đo đường huyết tại nhà. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào quý vị,

Ngày nay máy thử đường huyết cá nhân trở nên phổ biến và người bệnh đái tháo đường có thể sử dụng dễ dàng để theo dõi mức đường huyết của mình. Tuy nhiên, cần hiểu rõ một số nguyên tắc trong sử dụng để có kết quả chấp nhận:

- Que sử dụng phải còn trong hạn dùng

- Một số máy cần chỉnh mã số tương ứng mã số que thử

- Ngoài ra, que thử phải được bảo quản đúng cách để không hư

Trường hợp của quý vị, thông thường máu dùng để thử là máu mao mạch ở đầu ngón tay.

Thường kết quả đo được sẽ thấp hơn máu tĩnh mạch lấy ở phòng xét nghiệm. Do mỗi lần lấy máu thì máu mao mạch sẽ khác nhau và que thử cũng không phải lúc nào giống hệt nhau nên nếu thử liên tiếp thì thường kết quả sẽ chênh lệch thì bình thường. Nếu lệch nhiều > 40 mg/dL thì cần xem xét lại.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


>> Bệnh tiểu đường điều trị sao cho hiệu quả?

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là tình trạng đường trong máu quá cao. Bệnh tiểu đường có hai dạng là bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2 (hay từng được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở người lớn). Ở bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2), cơ thể của bạn không thể tạo ra hoặc sử dụng tốt insulin. Insulin là một hormone giúp cho glucose (đường) có thể đi vào và nặp năng lượng cho các tế bào. Nếu không có insulin, quá nhiều glucose sẽ tích tụ trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở tim, mắt, thận, thần kinh, nướu và răng của bạn.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 thường không xuất hiện hoặc khá nhẹ nên bạn không nhận ra trong nhiều năm ở giai đoạn đầu. Các triệu chứng thông thường có thể bao gồm:

- Nhìn mờ;
- Mệt mỏi;
- Ăn nhiều nhưng vẫn mau đói;
- Uống nước nhiều nhưng vấn mau khát;
- Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm;
- Vết thương lâu lành;
- Đau và tê ở chân hoặc tay;
- Sụt cân không rõ lý do;

Đái tháo đường tuýp 2 gây ra do mỡ, gan và tế bào ở các cơ không không phản ứng phù hợp với insulin. Tình trạng này gọi là kháng insulin. Kết quả là glucose không thể vào trong tế bào để giúp bạn dự trữ năng lượng và dẫn đến lượng glucose trong máu quá cao gây ra hiện tượng tăng đường huyết.

Những nguyên nhân gây ra tình trạng kháng insulin bao gồm:

- Thừa cân hoặc béo phì: lượng chất béo và calo quá nhiều có thể khiến cơ thể bạn khó sử dụng insulin đúng cách;
- Di truyền: cũng như bệnh tiểu đường tuýp 1 (đái tháo đường tuýp 1), tiền sử gia đình và gen cũng vai trò gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:

- Giữ mức đường huyết ở mức gần mức bình thường;
- Tập thể dục thể thao và ăn uống điều độ;
- Giữ cân nặng ở mức bình thường;
- Ăn đủ bữa;
- Ăn uống lành mạnh: các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và protein chất lượng cao. Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều chất béo và bột mì trắng;
- Hạn chế tối thiểu việc sử dụng chất có cồn;
- Kiểm tra mắt định kì hằng năm và kiểm tra răng miệng mỗi 6 tháng;
- Bỏ thuốc lá;
- Chăm sóc bàn chân kĩ lưỡng, bạn nên đi khám bác sĩ mỗi 6 tháng;
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn sốt hoặc nôn mửa và không thể ăn uống;
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn có lượng đường huyết cao hoặc thấp bất thường;
- Không hút thuốc;
- Không uống rượu mạnh hoặc các dung dịch có nhiều đường.


ThS.BS Võ Tuấn Khoa
Khoa Nội tiết - BV Nhân dân 115

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X