Hotline 24/7
08983-08983

Khắc phục triệu chứng run tay như thế nào?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Em năm nay 23 tuổi, học điều dưỡng ạ. Trong lúc đi học thực tập ở trường em rất run tay dù đã cố gắng trấn an để bình tĩnh. Đến lúc thực tập em cũng vậy nhưng làm lâu với nhiều thì đỡ hơn xíu. Lúc làm việc 1 mình em làm khá ổn, nhiều lúc không run ạ. Nhưng khi có anh chị điều dưỡng hay mấy bạn thì em lại run. Hoặc nhiều lúc có em cũng không run lắm nhưng khi được nghe nói tụi bạn trước làm với anh chị sợ lắm là em lại run… Em không biết làm cách nào khắc phục được tình trạng trên, mong nhận được sự tư vấn ạ. Em cảm ơn bác nhiều.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Run vô căn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Run vô căn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Có rất nhiều nguyên nhân gây run tay chân ở người trẻ, những nguyên nhân thường gặp là rối loạn thần kinh thực vật, stress, sử dụng nhiều chất kích thích, tổn thương não, bệnh lý tuyến giáp, thiếu một số vitamin và khoáng chất, nhiễm độc kim loại nặng hoặc nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân, gọi là run vô căn.

Những sang chấn về tinh thần, mệt mỏi, lo âu, căng thẳng thần kinh, stress kéo dài, dẫn tới tăng cường hoạt động của hệ thần kinh thực vật là nguyên nhân gây run phổ biến của người trẻ.

Cũng có những chứng run tay chân không xác định được nguyên nhân được gọi là run vô căn, thường liên quan đến di truyền. Run vô căn xuất hiện hoặc tăng lên khi hoạt động, như khi cầm cốc uống nước, cầm bút viết chữ thì tay bắt đầu run.

Do đó em cần tránh lo lắng, căng thẳng, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tập luyện những bài tập nhẹ nhàng cho bàn tay, ngón tay để tăng sự dẻo dai cho thần kinh - cơ, tránh sử dụng thuốc lá, café, rượu bia… em nhé!
 
Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bệnh run vô căn (hay còn gọi là bệnh run tay chân hoặc run không rõ nguyên nhân) là sự co cơ theo nhịp không có chủ ý. Run vô căn có thể ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận của cơ thể, nhưng thường xuất hiện nhất là ở bàn tay, đặc biệt là khi bạn đang cố gắng thực hiện những hành động đơn giản như cầm ly nước, buộc dây giày, viết chữ hoặc cạo râu. Run vô căn cũng thường ảnh hưởng đến đầu, giọng nói, cánh tay và chân.

Mặc dù run vô căn là một căn bệnh lành tính, tuy nhiên bệnh vẫn có thể nặng hơn theo thời gian và có thể trở nên nghiêm trọng ở một số người. Run vô căn không do các bệnh lý khác gây ra, mặc dù thường bị nhầm lẫn là triệu chứng của bệnh Parkinson.

Run vô căn có thể ảnh hưởng tay, đầu, cấu trúc mặt, dây thanh quản, thân và chân. Tuy nhiên hầu hết các triệu chứng xảy ra ở bàn tay và cánh tay. Các cơn run thường ảnh hưởng cả hai bên cơ thể nhưng thường có một bên run nhiều hơn. Các cơn run thường xuất hiện khi bạn đang hoạt động và thường ngưng khi ở trạng thái nghỉ ngơi.

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của run vô căn:

- Có một lối sống năng động;
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn gặp các tác dụng phụ từ thuốc;
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn lo lắng rằng mình mắc bệnh Parkinson;
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X