Hotline 24/7
08983-08983

Khắc phục mắt lé bằng phương pháp nào?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Mắt cháu bị lác nhẹ, muốn khắc phục phải làm thế nào ạ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Mắt lé. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Mắt lé. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Lé mắt có nhiều nguyên nhân:

- Lé bẩm sinh là khi trẻ sinh ra đã thấy lé hay lé xuất hiện trong giai đoạn từ 6 tháng tuổi.

- Lé thứ phát thường xảy ra ở người lớn do bệnh lý toàn thân (Basedow, u…), tại mắt (đục thể thủy tinh, bất đồng khúc xạ, bệnh lý đáy mắt..), chấn thương vùng đầu mặt, phẫu thuật các bệnh lý ở mắt (Glaucoma, ấn độn…).

- Lé do yếu tố điều tiết qui tụ, xảy ra trong độ tuổi đến trường do tật khúc xạ viễn thị hay cận thị. 

- Lé do yếu tố di truyền chưa được khẳng định.

Tùy theo từng trường hợp lé, điều trị có thể thay đổi bao gồm: tập qui tụ, tập liếc sang hướng ngược chiều lé, đeo kính khi lé do quy tụ điều tiết hay kèm tật khúc xạ, tiêm thuốc botulium toxin hoặc phẫu thuật. Bạn cần khám chuyên khoa Mắt để xác định nguyên nhân gây lé và điều chỉnh bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Lác mắt, hay còn gọi là lé mắt, là bệnh mà mắt không di chuyển theo hướng giống nhau khi ta nhìn vào một vật. Mắt lác xảy ra khi một hoặc cả hai mắt nhìn theo hướng lệch vào trong hoặc lệch ra ngoài. Qua thời gian, mắt bị lác sẽ yếu hơn và dần bị mất thị lực do bộ não chỉ dùng các tín hiệu đến từ mắt khỏe hơn. Tình trạng lé mắt nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến thị lực.

Triệu chứng chủ yếu của lác mắt là mắt trông có vẻ nhìn vào hai hướng khác nhau. Ngoài ra, nếu bạn hoặc trẻ gặp khó khăn khi nhìn một vật như phải nghiêng đầu mới có thể xác định được hình dạng, vị trí vật… thì đó là một trong các dấu hiệu của lé mắt. Ngoài ra, tình trạng nhìn đôi (2 hình ảnh khác nhau ở hai bên mắt) hoặc chỉ nhìn được ở một mắt cũng là các triệu chứng khác của lé mắt.

Nguyên nhân gây ra lác mắt là do sự khác biệt về cơ xung quanh mỗi mắt của bạn. Có 6 cơ xung quanh mắt cho phép mắt chỉ tập trung nhìn vào một vật. Nếu một trong các cơ này không còn phối hợp đồng bộ sẽ dẫn đến hiện tượng một bên mắt nhìn vào vật này trong khi mắt còn lại nhìn vào vật khác.

Ngoài ra, trong một số trường hợp khác, lé mắt có được là do bẩm sinh hoặc là biến chứng từ các bệnh khác như tiểu đường, bệnh Grave, hội chứng Guillain-Barré, chấn thương sọ não.

Mục đích điều trị là làm thị lực của mắt bị lác (mắt yếu hơn) được cải thiện. Để làm được điều này, bạn có thể phải đeo kính hoặc đeo miếng che mắt ở mắt khỏe hơn và tập nhìn mọi vật bằng mắt yếu hơn. Nếu phương pháp này vẫn không cải thiện được tình hình. Bác sĩ sẽ tiến hành một cuộc phẫu thuật cơ mắt. Tuy nhiên, phẫu thuật này chỉ giúp hướng nhìn của mắt bạn được cân bằng chứ không chữa được thị lực ở mắt yếu. Ngoài ra, phẫu thuật sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện sớm hơn.

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến lác mắt:

- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
- Đeo miếng che mắt hoặc đeo kính được bác sĩ chỉ định;
- Thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn bị sốt hoặc đau và đỏ mắt sau khi phẫu thuật.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X