Hotline 24/7
08983-08983

Mắt bị lé kim có nên phẫu thuật?

Câu hỏi

Dạ thưa BS, Một mắt em bị lé từ nhỏ. Em 25 tuổi, thị lực mắt lé là 5/10, mắt em bị lé kim nên khó phát hiện, chỉ khi em nhìn ngang để ý thì mới thấy còn bình thường không ai biết thì em có nên mổ không ạ? Em đã từng đi BV Mắt Sài Gòn mà họ không cho mổ, chỉ kê thuốc về uống thôi ạ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Phẫu thuật chỉnh lé. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Phẫu thuật chỉnh lé. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Lé xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa các cơ vận nhãn do cơ hay thần kinh chi phối cho cơ. Lé có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Lé có thể do nguyên nhân bẩm sinh hoặc thứ phát do bệnh lý toàn thân (Basedow, u…), tại mắt (đục thể thủy tinh, bất đồng khúc xạ, bệnh lý đáy mắt..), chấn thương vùng đầu mặt, phẫu thuật các bệnh lý ở mắt (Glaucoma, ấn độn…); lé do yếu tố điều tiết qui tụ, xảy ra trong độ tuổi đến trường do tật khúc xạ viễn thị hay cận thị…

Mắt lé có thể gây nhược thị và ngược lại. Hầu hết các trường hợp đã có giảm thị lực 1 bên mắt kèm lé; nếu tình trạng giảm thị lực không điều chỉnh được thì sau một thời gian phẫu thuật chỉnh lé đều bị lé trở lại. Khi mắt đã phẫu thuật chỉnh lé một lần rồi mà muốn mổ tiếp để chỉnh lần thứ 2 sẽ gặp nhiều khó khăn.

Do đó, bạn nên khám BS chuyên khoa Mắt lần nữa để cân nhắc có cần thiết phải mổ chỉnh lé không bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bệnh lé hay còn gọi là bệnh lác, là tình trạng hai mắt không thẳng hàng ở tư thế nguyên phát (nhìn thẳng về phía trước) một mắt lệch so với mắt còn lại.

Tác hại nghiêm trọng nếu lé xảy ra ở trẻ em đang trong giai đoạn phát triển thị giác, có thể gây mất thị lực ở mắt lé (hay còn gọi là nhược thị). Mất khả năng nhận thức chiều sâu (thị giác 2 mắt) - khả năng canh khoảng cách kém giữa 2 vật; dễ bước hụt chân cầu thang. Giảm thị trường quan sát ở một mắt. Một số nghề nghiệp sau này đòi hỏi thị giác hai mắt tốt (lắp ráp máy móc, dùng kính hiển vi, vận động viên thể thao…). Vì vậy nên đưa trẻ đi khám ở cơ sở có chuyên khoa lé ngay khi phát hiện trẻ có lé.

Tùy theo từng trường hợp lé, sẽ áp dụng một hoặc kết hợp các phương pháp sau:

+ Tập qui tụ, tập liếc sang hướng ngược chiều lé.

+ Đeo kính khi lé do quy tụ điều tiết hay kèm tật khúc xạ.

Ở người lớn lé gây song thị độ nhỏ có thể mang lăng kính.

+ Che mắt khi mắt lé bị nhược thị.

+ Phẫu thuật: là điều chỉnh các cơ vận nhãn nhằm đưa 2 mắt về thẳng trục.

+ Tiêm thuốc (Botulium toxin):

Trường hợp lé thứ phát ở người lớn do liệt cơ vận nhãn trong thời gian chờ đợi phẫu thuật để giải quyết tạm thời tình trạng song thị.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X