Hotline 24/7
08983-08983

Kết quả test máu PRP (âm tính), liệu em đã hết bệnh giang mai?

Câu hỏi

Kính gửi bác sĩ, Em bị giang mai năm 2015, có điều trị tiêm 3 mũi kháng sinh, mỗi tuần 1 mũi tại Bệnh viện Da Liễu. Vừa rồi em có test máu kiểm tra lại kết quả PRP (âm tính), TPHA (dương tính). Bác sĩ vui lòng cho em hỏi bệnh em tái phát lại hay trong người vẫn còn vi khuẩn bệnh? Khi em lập gia đình, sinh con có bị lây truyền không ạ? Trân trọng cảm ơn.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Xét nghiệm giang mai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Xét nghiệm giang mai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Xét nghiệm RPR có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh giang mai, RPR được áp dụng với những người có các triệu chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Nếu kết quả RPR là âm tính (-) thì không bị giang mai, trường hợp RPR cho kết quả dương tính (+) thì có thể đã bị giang mai. Lượng kháng thể trong xét nghiệm RPR sẽ giảm xuống khi việc điều trị có được hiệu quả tốt.

Như vậy trong trường hợp của bạn đã được xác định là mắc bệnh và từng điều trị, với két quả này nghĩa là bệnh đã được chữa khỏi. Bạn có thể yên tâm bạn nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



RPR (Rapid Plasma Reagin) là một xét nghiệm sàng lọc kháng thể trong máu cho bệnh giang mai.. Nó hoạt động bằng cách phát hiện các kháng thể mà cơ thể sản xuất ra để chống lại nhiễm trùng.

Giang mai là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Xét nghiệm RPR cho phép bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh. Điều này làm giảm nguy cơ biến chứng và sự lây lan của căn bệnh này từ một người đã bị nhiễm bệnh nhưng không biết.

Bác sĩ lấy máu xét nghiệm RPR với một xét nghiệm máu đơn giản gọi là tĩnh mạch. Xét nghiệm có thể thực hiện tại bệnh viện hoặc phòng thí nghiệm. Bạn không cần phải nhịn ăn hoặc dùng bất cứ biện pháp đặc biệt khác trước khi thực hiện xét nghiệm. Xét nghiệm bao gồm các bước sau đây:

- Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngồi trên một chiếc ghế thoải mái hoặc nằm trên giường hoặc cáng.

- Sau đó, họ buộc ống cao su quanh cánh tay của bạn để giúp làm cho tĩnh mạch của bạn nổi lên. Khi họ tìm thấy tĩnh mạch của bạn, họ sẽ dùng cồn để làm sạch nó và chèn một cây kim vào tĩnh mạch. Điều này có thể tạo ra một cơn đau đột ngộtnhưng thường không kéo dài lâu.

- Khi họ có các mẫu máu, họ sẽ lấy kim ra khỏi tĩnh mạch, tạo áp lực lên vùng lấy máu một vài giây và quấn bang cho bạn.

Xét nghiệm này thường mang lại rất ít rủi ro. Một số người có thể bị đau nhức, chảy máu hoặc bầm tím sau khi xét nghiệm. Bạn có thể dùng một túi nước đá và chườm vào phần cánh tay để giúp làm giảm triệu chứng này.

Một mẫu máu bình thường cho thấy bạn không có kháng thể với bệnh giang mai. Một khi bạn đã bị nhiễm, bạn phải mất một thời gian cho hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại các vi khuẩn. Một thời gian ngắn sau khi nhiễm trùng, xét nghiệm có thể không cho thấy bất kỳ kháng thể nào.

Xét nghiệm RPR cũng có thể tạo ra kết quả dương tính giả, cho thấy bạn mắc bệnh giang mai khi bạn thực sự không nhiễm. Lý do là bạn mắc một bệnh khác có kháng thể tương tự như người mắc bệnh giang mai bao gồm:

- HIV
- Bệnh Lyme
- Bệnh sốt rét


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X