Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Hút thuốc sau mổ bít dù thông liên nhĩ có khiến bệnh nặng hơn?
Câu hỏi
BS ơi, Sau khi mổ bít dù thông liên nhĩ xong em có hút thuốc. Liệu thuốc có khiến bệnh nặng bơn và phải mổ lại không? Em đã mổ xong và sắp tới sẽ đi khám lại. Hiện tại em thấy cơ thể bình thường, chỉ là hơi gầy. Xin BS tư vấn giúp để em yên tâm.
Trả lời
Hút thuốc sau mổ bít dù thông liên nhĩ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Thuốc lá là kẻ thù hàng đầu của bệnh lý tim mạch, bởi vì thuốc lá được xếp vào yếu tố nguy cơ tim mạch cao nhất, cao hơn cả bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tuổi tác, rối loạn mỡ máu. Hút thuốc lá kéo dài đã được chứng minh là tăng nguy cơ 1 loạt các bệnh về tim và mạch máu, thời gian đầu sẽ không có triệu chứng gì nhưng theo thời gian bệnh nặng lên có biến chứng rồi mới biết thì đã quá muộn. Em vốn dĩ đã có bệnh tim bẩm sinh là thông liên nhĩ, sau mổ xong đáng lẽ không nên hút thuốc lá, giờ đã lỡ hút rồi thì chờ đi khám lại xem có sao không.
Ngoài ra, thuốc lá còn là nguyên nhân gây thiếu cân, suy dinh dưỡng vì thuốc lá ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây khô miệng, viêm loét dạ dày dẫn đến cảm giác chán ăn và sự hấp thu dinh dưỡng của cơ thể cũng kém đi.
Thân ái.
Mời tham khảo thêm:
Thông liên nhĩ là một dị tât bẩm sinh của tim. Khi mắc phải bệnh lý này, tim bệnh nhân sẽ có một lỗ hở ở vách ngăn giữa tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái. Lỗ hở ở vách ngăn này sẽ tạo ra một luồng thông từ trái sang phải làm cho máu ở hai bên của tim hòa trộn vào nhau. Điều này khiến cho máu ít oxy được bơm đi nuôi cơ thể, còn máu giàu oxy thì truyền về phổi. Sự tuần hoàn bất thường này có thể gây ra tình trạng tăng áp phổi. Thông liên nhĩ là dị tật tim bẩm sinh thường gặp nhất ở người trưởng thành. Do là dị tật bẩm sinh nên căn bệnh này không thể ngăn ngừa và thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Ở một số trường hợp, lỗ hở sẽ đóng lại khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên ở một số trẻ khác thì lỗ hở vẫn duy trì đến khi trưởng thành. Nếu lỗ hở nhỏ, không gây ra triệu chứng gì hoặc chỉ gây các triệu chứng nhẹ, bé có thể không cần điều trị. Tuy nhiên với trường hợp lỗ hở lớn, khiến cho lượng máu hòa trộn quá nhiều, tim bị sưng hoặc gây ra các triệu chứng nghiêm trọng thì bé cần phải được chữa trị. Một số phương pháp điều trị bao gồm: Dùng thuốc: Thuốc không giúp chữa lỗ hở, nhưng chúng có thể dùng để giảm các triệu chứng do bệnh gây ra hoặc những nguy cơ của biến chứng sau khi phẫu thuật. Thuốc cũng có thể giúp giữ nhịp tim bình thường, giảm nguy cơ đông máu. Phẫu thuật: Trong trường hợp lỗ hở lớn, bác sĩ có thể đề nghị được phẫu thuật. Có hai thủ thuật chính là: - Thông tim: ở thủ thuật này, bác sĩ sẽ đặt một miếng lưới để vá lỗ hở lại. Các mô trong tim sẽ phát triển quanh lưới và lấp liền lỗ hở; - Phẫu thuật mở tim: được thực hiện nếu lỗ hở quá lớn. Bệnh nhân sẽ được gây mê và sử dụng máy hỗ trợ tim phổi trong quá trình phẫu thuật. Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống giúp bạn kiểm soát diễn tiến bệnh thông liên nhĩ: - Luyện tập thể dục: việc mắc bệnh thông liên nhĩ thường không hạn chế hoạt động của bạn nhưng các biến chứng của nó như tăng áp phổi, loạn nhịp tim, hoặc suy tim thì có thể ảnh hưởng. Hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa tim để có thể giúp bạn lựa chọn phương pháp tập luyện an toàn; - Thiết lập chế độ ăn uống khỏe mạnh với nhiều rau, quả, ngũ cốc và hạn chế cholesterol cũng như chất béo; - Tránh bị viêm nhiễm: việc điều trị lỗ khuyết có thể làm thay đổi bề mặt của tim và khiến cho vi khuẩn xâm nhập. Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để có biện pháp chữ trị tốt nhất; - Dùng thuốc đúng như toa của bác sĩ. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình