Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Hai bên hàm có sự bất cân xứng liệu có bình thường?
Câu hỏi
Chào bác sĩ, Em vô tình dùng tay nắn/ ấn nhẹ dưới hàm (khu vực tuyến nước bọt dưới hàm, nằm giữa cằm và tai, dưới hàm) thì có thấy 1 bên to, 1 bên nhỏ, tức nó không đồng đều, em có thể cảm nhận cả 2 bên. Em thử uốn lưỡi vào trong, và sờ để cảm nhận rõ hơn thì đúng là 1 bên phải to hơn. Nếu nhìn bằng mắt thường thì sẽ không thấy, nhưng lấy tay ấn nhẹ vào thì sẽ cảm nhận được. Em không có triệu chứng nào khác, đã đi nội soi chuyên khoa Tai Mũi Họng, kết quả bình thường. Cho em hỏi, như vậy là có bình thường?
Trả lời
Bình thường các cơ quan “có cặp, có đôi” trên cơ thể đều không cân xứng 100%, tùy bên nào sử dụng nhiều thì sẽ phát triển hơn bên đó. Tuy nhiên, nếu sự mất cân đối này quá rõ, thì coi chừng là có vấn đề. Nếu những thành viên ruột thịt trong gia đình (ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột) đều có triệu chứng này, nhiều khả năng đây là do di truyền; nếu chỉ có 1 mình em bị thì là do mắc phải.
Tương tự như vậy, em cảm nhận tuyến nước bọt dưới hàm 2 bên không cân xứng nhau, 1 bên to 1 bên nhỏ nhưng phải sờ chạm mới thấy, nhìn bằng mắt thường không thấy, ngoài ra không có triệu chứng khó chịu gì khác, như khô miệng hoặc tăng tiết nước bọt quá nhiều.
Để kiểm tra xem có bất thường thật sự không, thì em khám chuyên khoa Tai Mũi Họng là phù hợp, nhưng nội soi Tai Mũi Họng thì không khảo sát được tuyến nước bọt dưới hàm, em phải nói rõ với bác sĩ em đăng ký khám rằng em muốn kiểm tra 2 tuyến nước bọt dưới hàm có bất cân xứng không, có bệnh gì không thì bác sĩ thăm khám chú ý vào phần đó, nếu cần thì chụp CTscan đầu mặt cổ khảo sát 2 tuyến nước bọt dưới hàm, em nhé.
Thân mến.
Xương hàm không cân xứng là tình trạng phần xương hàm ở một số người có dấu hiệu phát triển không đồng đều, 1 bên to hơn và 1 bên nhỏ hơn hoặc hàm bị lệch hẳn về một phía. Thông thường, hiện trạng này xuất phát từ các nguyên nhân sau: Khi xương hàm không cân đối sẽ khiến khuôn mặt mất thẩm mỹ, nhìn không hài hòa và cân xứng, trong một số trường hợp có thể phát âm không rõ ràng, khớp cắn bị sai lệch gây khó khăn trong việc ăn nhai, khó khép miệng hoàn toàn, đôi khi còn làm đau nhức vùng hàm mặt. Thông thường, để khắc phục tình trạng xương hàm không cân đối, tùy theo cợ địa và hiện trạng xương hàm của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra một số biện pháp cụ thể như: Cắt xương hàm; Phẫu thuật hàm hô, móm... |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình