Trưởng đơn vị Chuyển hóa cơ xương khớp - Trung tâm Nghiên cứu y sinh học, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch - Bệnh viện Nhân dân 115, TPHCM - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Độ tuổi và nguyên nhân dẫn đến loãng xương?
Câu hỏi
Chào bác sĩ! Em thấy người già thường bị loãng xương vì càng lớn tuổi xương càng yếu, nhưng sao giờ người trẻ cũng bị thế ạ. Vậy làm sao biết độ tuổi nào thì bắt đầu loãng xương và nguyên nhân do đâu, thưa bác sĩ?
Trả lời
Phụ nữ và những người có bệnh lý dễ bị loãng xương hơn
Chào bạn,
Loãng xương có 2 trường hợp: loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát.
Trường hợp loãng xương nguyên phát thì theo thời gian. Nghĩa là các tế bào của xương thoái hóa theo tuổi, dẫn đến tình trạng loãng xương theo tuổi, gặp ở cả nam và nữ. Riêng với phụ nữ, sau tuổi mãn kinh sẽ thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen khiến mật độ xương giảm nhanh. Và đây là nguyên nhân khiến tỉ lệ mắc loãng xương ở nữ gần như gấp 3 nam giới.
Loãng xương thứ phát có thể xảy ra ở mội đối tượng mắc các bệnh làm ảnh hưởng đến chuyển hóa xương như các bệnh về tuyến giáp, suy thận, suy gan. Ngoài ra, một số thuốc cũng có thể làm xương xuống cấp như corticoid. Khi sử dụng corticoid kéo dài thì nguy cơ tăng loãng xương rất nhiều lần dù là người trẻ hay già.
Loãng xương thứ phát phụ thuộc hoàn toàn vào bệnh chính của bệnh nhân. Giả sử, nếu bệnh nhân mắc suy thận, kể cả trẻ em, thì hoàn toàn có thể xảy ra tình trạng xương xuống cấp do suy thận. Đối với các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính phải sử dụng corticoid kéo dài như hội chứng thận hư ở trẻ em phải dùng corticoid liều cao, kéo dài thì vẫn có khả năng loãng xương. Như vậy, khi bệnh lý xảy ra ở độ tuổi nào thì loãng xương có thể xảy ra ở độ tuổi đó.
Thân mến.
(Trích từ GLTT của AloBacsi: Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng ngừa loãng xương?)
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình