Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Điều trị theo phác đồ thì hạch lao có nhỏ lại và biến mất không?
Câu hỏi
Chào BS, Mình là nam, năm nay 32 tuổi. Mình xin được kể sơ qua quá trình điều trị lao hạch của mình như sau: Tháng 06/2018 mình nổi búi hạch bên nách trái, trong tháng 6 đi khám 2 lần tại BV Quận 10 bảo là hạch viêm. Cho uống kháng sinh 2 lần, mỗi lần 10 ngày. Ngày 07/07 do không hết nên mình đi khám và mổ hạch (chỉ lấy 1 hạch to nhất, còn lại vài cục hạch nhỏ) để sinh thiết tại Trung tâm Y khoa Hoà Hảo. Kết quả 10/7 là hạch lao. Mình nhận thuốc tại BV Phạm Ngọc Thạch uống 20 ngày. Gồm có: Tubezid 3 viên và Ethambutol 2.5 viên và 2 viên hỗ trợ chức năng gan. Đến 30/07 ngưng thuốc và nhập viện do dị ứng gây xuất huyết giảm tiểu cầu. Ngưng thuốc 3 ngày và BS điều trị tìm thuốc mới, đến 24/08 cho kết quả: Dị ứng với rifampicin và pyrazinamid. Hiện tại đang dùng thuốc theo phác đồ sau được 10 ngày: - Streptomycin 3/4 lọ, tiêm bắp - Isoniazid 150mg 2 viên - Ethambutol 2,5viên - Levofloxacin 500mg 1,5viên - Hỗ trợ gan Doglitazon 2 viên Hiện tại khoẻ và không dị ứng, 54kg, tăng lại được 2kg so với lúc mới phát bệnh. Trước giờ mình vẫn ổn định 54kg. Mình mong BS giải đáp vài câu hỏi như sau: 1. Dị ứng với 2 loại thuốc chủ lực trên thì có quá nguy hiểm trong công tác điều trị không? 2. Với phác đồ hiện tại, tỉ lệ thành công cao hay không? Trong điều kiện mình uống thuốc đủ, đều và đúng liều, không xảy ra dị ứng. 3. Do trước khi sinh thiết hạch, mình có dùng 20 ngày kháng sinh và ngưng thuốc 3 ngày do dị ứng thuốc lao. Vậy điều này có ảnh hưởng đến khả năng kháng thuốc của vi trùng lao hay không? 4. Nếu mình điều trị đúng phác đồ thì những hạch trong nách sẽ tự nhỏ lại hoặc tiêu đúng không? 5. Việc tập tạ hoặc chơi đá banh có ảnh hưởng đến những cục hạch còn sót lại hay không? Do mình lo sợ lúc dùng sức, tay sẽ căng ra và ảnh hưởng đến hạch trong nách khiến nó sưng to. 6. Một điều chia sẻ rất thật là từ khi bị lao hạch đến giờ, mình luôn hoang mang và lo lắng. Và luôn để ý đến cơ thể vì sợ dị ứng thuốc. Điều này khiến mình trở nên bồn chồn và ít nói hơn, hoặc cảm thấy ngột ngạt khi sờ vào hạch còn lại trong nách. Như vậy ảnh hưởng đến việc điều trị nhiều không? 7. Về việc giảm tiểu cầu do dị ứng thuốc, mình muốn hỏi uống sữa Ensure hoặc đường có ảnh hưởng đến tiểu cầu hay không? Do tìm hiểu trên mạng mình thấy nếu giảm tiểu cầu thì không nên ăn đường ngọt và sữa. Thật sự vì đây là lần đầu tiên mình bị lao nên hỏi rất nhiều vì lo lắng. Mong được BS giải đáp cụ thể. Mình xin chân thành cảm ơn ạ.
Trả lời
Việc bạn dị ứng với 2 thuốc kháng lao là không may, nhưng phác đồ hiện tại đang sử dụng cũng mang lại hiệu quả nhất định. Phác đồ kháng lao tấn công với 4 thuốc RHZE đã được nghiên cứu rộng rãi và chứng minh. Còn bạn đang sử dụng phác đồ cá nhân, có hiệu quả được báo cáo trong một số nghiên cứu, nhưng chưa có nghiên cứu so sánh trực tiếp hai phác đồ này.
Trong quá trình điều trị, bạn phải ngưng thuốc 3 ngày để tìm loại thuốc dị ứng là bắt buộc, ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị có nhưng nguy cơ thấp, bạn không cần quá lo lắng. Thông thường hạch lao sẽ nhỏ đi và biến mất sau điều trị, một số trường hợp hạch xơ chai có thể vẫn còn tồn tại kéo dài.
Bạn có thể tập một vài môn thể dục thể thao vừa sức trong thời gian này, không ảnh hưởng tới điều trị lao. Bạn nên giữ cho tinh thần thoải mái, sinh hoạt lành mạnh, điều độ để tăng cường sức đề kháng, giúp hiệu quả điều trị tốt hơn. Về vấn đề sử dụng sữa bổ sung, nếu trước nay không dị ứng sữa hay thịt bò thì bạn không cần quá lo lắng bạn nhé!
Thân mến.
Lao
hạch là một thể lao ngoài phổi khá phổ biến, gặp ở cả nam và nữ, nhất
là trẻ em. Lao hạch có thể ở vị trí của hạch ngoại vi như hạch cổ, hạch
nách, hạch bẹn; nhưng cũng có thể có ở các bộ phận nội tạng như: Hạch
trung thất, hạch mạc treo. Trong đó, lao hạch ngoại biên là thể lao
thường gặp nhất. Phương án điều trị bệnh lao hạch không quá phức tạp nhưng người bệnh cần phối hợp với bác sỹ và tuyệt đối tuân thủ những chỉ dẫn của bác sỹ như sau: - Bệnh nhân mắc bệnh lao hạch có thể được điều trị bằng phương pháp nội khoa (uống thuốc) hoặc kết hợp nội khoa và ngoại khoa (mổ, cắt bỏ các khối hạch, làm sạch mủ bã đậu) sau đó đắp thuốc kháng lao. - Tiến hành điều trị bệnh lao hạch trước sau đó phẫu thuật cắt bỏ hạch để tránh lây lan. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình