Hotline 24/7
08983-08983

Điều trị dự phòng khi từng bị đột quỵ bằng cách nào?

Câu hỏi

Người nhà tôi bị đột quỵ nhẹ nhưng vẫn có thể đi lại được, khi vào bệnh viện cấp cứu thì không được ưu tiên. Qua ngày hôm sau thì không cử động được. Sau khi bị đột quỵ lần 2 thì qua đời. Xin hỏi bác sĩ cách điều trị dự phòng khi bị đột quỵ lần đầu?

Trả lời

TS.BS Trần Chí Cường

TS.BS Trần Chí Cường

Giám đốc chuyên môn, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ - Bệnh viện Đột quỵ tim mạch Cần Thơ SIS

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Đột quỵ đột nhẹ là giai đoạn sớm và tốt nhất để cứu người bệnh. Ngay 15 phút đầu tiên khi nhập viện bác sĩ sẽ trả lời cho bệnh nhân và người nhà rằng đột quỵ ở thể xuất huyết hay nhồi máu? Bệnh viện xử lý được ở mức độ nào?

Nếu bệnh nhân đến sớm trong thời gian 4 giờ 30 với tắc mạch máu nhỏ thì chích thuốc tan máu đông, cơ hội phục hồi gần như chắc chắn. Với 6 giờ đầu bị tắc mạch máu lớn nên đưa bệnh nhân đến ngay phòng can thiệp DSA để lấy cục máu đông.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>Làm sao có thể dự phòng đột quỵ ở người trẻ tuổi?

>>Chuyên gia chia sẻ 3 cách dự phòng đột quỵ não hiệu quả

Đột quỵ não là một trong những bệnh lý tạo ra gánh nặng cho gia đình, xã hội vì chi phí điều trị rất cao và tỷ lệ tàn phế rất nặng.
Tuy nhiên, đột quỵ não là một bệnh có thể phòng bệnh được khi chúng ta phát hiện và điều trị sớm các yếu tố nguy cơ của bệnh như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, các bệnh lý tim mạch dễ tạo cục tắc như rung nhĩ loạn nhịp hoàn toàn…; thay đổi lối sống khoa học, tích cực; phòng ngừa tình trạng đông máu bằng thuốc...

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X