Hotline 24/7
08983-08983

Đi ngoài phân lúc lỏng sệt, lúc nước, thỉnh thoảng đau bụng, xuất hiện trong bệnh cảnh nào?

Câu hỏi

Dạ chào bác sĩ, Em là nam, năm nay 20 tuổi. Gần đây em đi ngoài toàn ra phân lỏng sệt; có khi đi ngoài ra nước; có khi mắc nhưng đi không ra gì hết. Đau bụng thỉnh thoảng mới xuất hiện. Cho em hỏi em có thể bị gì và có nguy hiểm không ạ? Em sợ bị ung thư hay bị bệnh gì nặng vì em đang đi học, đi làm ạ. Em cám ơn bác sĩ.

Trả lời
Bệnh tiêu chảy. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bệnh tiêu chảy. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Tiêu chảy có nhiều nguyên nhân, thường được phân ra thành tiêu chảy cấp và mạn tính. Bác sĩ không rõ tình trạng đi ngoài phân sệt, lỏng của em đã kéo dài bao lâu rồi, một ngày đi bao nhiêu lần. Phân có đàm máu gì hay không…?

Nguyên nhân thường nhất gây tiêu chảy là viêm nhiễm, có thể là nhiễm trùng, nhiễm siêu vi, nhiễm ký sinh trùng đường ruột. Đôi khi tiêu chảy cũng có thể do một số bệnh lý nguy hiểm như trong các trường hợp viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, lao ruột… Đôi khi tiêu chảy lành tính do hội chứng ruột kích thích.

Hiện tại do chưa rõ nguyên nhân, em nên khám chuyên khoa Tiêu hoá để bác sĩ thăm khám, đánh giá, tìm nguyên nhân và đưa ra biện pháp can thiệp xử trí phù hợp em nhé!
 
Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Tiêu chảy là tình trạng đi cầu phân lỏng với lượng nhiều và số lần đi cầu nhiều hơn so với bình thường. Tùy vào thời gian kéo dài, có ba loại tiêu chảy chính:

- Tiêu chảy cấp tính kéo dài trong một vài ngày đến một tuần;
- Tiêu chảy bán cấp kéo dài khoảng 3 tuần;
- Tiêu chảy mạn tính kéo dài hơn 4 tuần.

Đối với tiêu chảy nhẹ, việc điều trị thường chỉ là bồi hoàn lại đủ số dịch bị mất. Điều này có nghĩa bạn cần phải uống nhiều nước, hoặc uống các thức uống có chứa chất điện giải. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể cần phải đến bệnh viện để truyền nước vào cơ thể qua đường tĩnh mạch. Nếu bạn bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc kháng sinh.

Bác sĩ hoặc dược sĩ có thể cho bạn uống một loại dung dịch bù nước, đây là loại nước uống được pha chế đặc biệt để ngăn ngừa hoặc điều trị mất nước, đặc biệt là do tiêu chảy. Dung dịch này có thể cung cấp đường, muối và các khoáng chất quan trọng khác đã bị mất trong quá trình tiêu chảy. Dung dịch bù nước đường uống thích hợp cho cả trẻ em và người lớn, có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Theo các nhà dinh dưỡng, bạn có thể kiểm soát được tiêu chảy nếu áp dụng một số biện pháp sau:

- Uống nước ép trái cây không đường;
- Ăn các loại thực phẩm chứa kali cao như chuối, khoai tây;
- Ăn các loại thực phẩm và uống chất lỏng có chứa natri cao như nước canh, súp, nước giải khát, bánh quy mặn;
- Ăn các thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như rau xanh, bột yến mạch, gạo;
- Hạn chế thực phẩm có đường vì chúng có thể sẽ làm cho bệnh tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn;
- Tránh các thực phẩm có chứa caffeine như trà, cà phê và nước giải khát có gas;
- Tránh các sản phẩm từ sữa và các thực phẩm giàu magiê.



Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X