Hotline 24/7
08983-08983

Đau vai gáy, điều trị thuốc không đỡ, em nên làm gì?

Câu hỏi

Chào BS, Em là nữ, năm nay 26 tuổi, có khá nhiều triệu chứng liên quan đến nhiều bệnh: - Bẩm sinh em hay bị đau lưng, lỏng khớp. Khi tập trung làm việc gì, đặc biệt là khi ngồi trước máy vi tính, vai trái em sẽ bị đau rát như bị bỏng, vùng da chỗ bị đau hoàn toàn không có cảm giác nhột, nếu tiếp tục làm việc thì cử động vai sẽ đau nhức. Em bắt đầu bị đau rát vùng vai từ năm 15 tuổi đến nay, vùng vai bị đau rát cũng rộng hơn ban đầu bằng 2 ngón tay và nay bằng bàn tay, đi khám nhiều nơi BS đều chẩn đoán em mắc hội chứng đau vai gáy, nhưng uống thuốc không đỡ. Liệu có đúng là hội chứng vai gáy không? - Từ khi trưởng thành, em hay bị chóng mặt kéo dài 1-3 ngày, kèm theo buồn nôn, mệt mỏi; tần suất 2-3 tháng 1 lần, đặc biệt khi thiếu ngủ, lúc đói bụng em cũng đau đầu chóng mặt. BS chẩn đoán em mắc chứng rối loạn tiền đình, uống thuốc không đỡ, sau vài ngày thì tự hết. - Năm em 20 tuổi đã từng bị viêm dạ dày nhẹ, sau đó khỏi hẳn không rõ lý do. Hiện nay khi làm việc quá căng thẳng em thường bị đau quặn theo cơn phần bụng dưới (cảm nhận rõ đoạn ruột nào đang đau) thúc xuống hậu môn như bị táo bón nhưng đi ngoài thì bình thường, trướng bụng kèm theo trung tiện nhiều. - Buổi sáng khi ngủ dậy em luôn bị nôn khan nghiêm trọng. Xin BS tư vấn em nên ăn kiêng hay uống loại thuốc nào để giảm các triệu chứng kể trên?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Đau vai gáy. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đau vai gáy. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Những dấu hiệu của hội chứng vai gáy của em rõ, BS nghĩ là do em thường xuyên ngồi quá lâu trước máy vi tính, tư thế không phù hợp. Em nên điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, ngủ đủ giấc để tình trạng thần kinh ổn định trở lại, tránh sử dụng chất kích thích (thuốc lá, rượu bia,…) nên tập thể dục hàng ngày, nhất các bài giúp tăng độ dẻo dai của vùng lưng, cổ, cánh tay, hạn chế ngồi làm việc lâu trước máy vi tính, điều chỉnh khoảng cách màn hình và tư thế đầu cổ phù hợp (mắt ngang với mép trên màn hình, cổ thẳng)… Trong trường hợp đã áp dụng các phương pháp trên mà vẫn tê vai và cánh tay nhiều thì em nên tái khám để chỉ định các xét  nghiệm chuyên sâu hơn như điện cơ và MRI để làm rõ chẩn đoán.

Về vấn đề dạ dày, em nên khám chuyên khoa Tiêu hoá để được BS chẩn đoán và điều trị thích hợp em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


>> Có phải hội chứng vai gáy chỉ gặp ở những người độ tuổi trung niên?

Đau vai gáy là đau tại vị trí cổ (gáy), không lan đi nơi khác (không lan xuống cánh tay). Đau vai gáy khác một chút với đau căng cơ cổ - vốn thường chỉ đau trong thời gian ngắn.

Điều trị đau vai gáy có nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. Nếu bạn bị chấn thương, nên chườm đá lên cổ và đi khám bác sĩ ngay lập tức. Điều trị ban đầu thường là các thuốc giảm đau và kháng viêm. Bạn cũng có thể được tư vấn dùng nẹp cổ tạm thời để hỗ trợ. Mang nẹp cổ là cách giúp cơ cổ và vai được nghỉ ngơi và lành thương.

Nếu nguyên nhân là do căng thẳng, bạn có thể được điều trị tại nhà. Đầu tiên là dùng các thuốc kháng viêm không kê toa như ibuprofen để giảm sưng. Những thuốc này cũng giúp cơ thư giãn và giảm đau. Bạn cũng có thể chườm nóng để làm giãn cơ.

Nếu ngồi làm việc lâu tại công sở hay tại nhà, bạn nên chú ý phòng ngừa đau vai gáy. Hãy bảo đảm rằng ghế ngồi có hỗ trợ lưng. Chân nên được thả lỏng và đặt dưới sàn phẳng, đầu gối cong thành một góc vuông. Chỉnh tay vịn ghế sao cho khuỷu tay và cẳng tay thả lỏng trên ghế. Đặt cẳng tay trên máy tính nếu bàn phím trên mặt bàn. Nếu bàn của bạn quá cao, bạn cần một vật kê chân để ngồi thoải mái và an toàn.

Nếu bạn bị gù lưng, tập xoa bóp và kéo giãn cơ sẽ giúp thư giãn vùng cơ vai-cổ. Kéo căng cơ vùng lưng để lấy lại cân bằng cho cơ thể. Cơn đau gây ra do gù sẽ đau hơn khi bạn ngồi hoặc đứng một tư thế quá lâu, nhưng đau sẽ giảm khi bạn bắt đầu vận động.

Đau vai gáy là bệnh lý về cơ xương thường gặp. Đau vai gáy do nguyên nhân chấn thương thường không nhiều, ngược lại các nguyên nhân tiềm ẩn khó phát hiện hơn như stress hay vận động, ngồi sai tư thế kéo dài là những nguyên nhân thường gặp nhất gây đau vai gáy. Thực hiện các tư thế đúng và tránh ngồi lâu (như đứng lên đi lại mỗi 30 phút) là cách đơn giản nhất để phòng ngừa đau vai gáy ở những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X