Hotline 24/7
08983-08983

Đau đầu cổ gáy sau phẫu thuật dịch cổ chân, bệnh gì?

Câu hỏi

Thưa BS, Em phẫu thuật dịch cổ chân đã 4 ngày mà em bị đau đầu cổ, gáy không thể chịu nổi. Uống nước vào là đi tiểu liền. Em lo lắng không biết tình trạng của mình có nguy hiểm không ạ? Mong BS tư vấn giúp em.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Đau đầu cổ gáy sau phẫu thuật dịch cổ chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đau đầu cổ gáy sau phẫu thuật dịch cổ chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Như vậy là em bị đau nhức xảy ra ở nhiều khớp, nặng nhất là ở cổ chân. Triệu chứng này ở người trẻ có thể gặp trong một số bệnh lý như thiếu hụt vi khoáng chất (đặc biệt là canxi) do ăn uống hay do bệnh lý, bệnh lý về nội tiết (như bệnh của tuyến cận giáp), bệnh lý huyết học (như đa u tủy), bệnh khớp tự miễn (như viêm khớp dạng thấp), bệnh lý viêm hệ thống…

Do đó, em nên đến BV đa khoa để kiểm tra sức khỏe, đăng ký khám chuyên khoa Cơ xương khớp. Em có thể khám khoa Cơ xương khớp ở BV 115, Chợ Rẫy... là các BV có khoa Cơ xương khớp khá mạnh ở khu vực TPHCM. Sau khi BS khai thác kỹ triệu chứng của em, thăm khám + xét nghiệm kiểm tra sẽ có chẩn đoán xác định bệnh và điều trị thích hợp, em nhé.

Thân ái.

Mời tham khảo thêm:



Thoái hóa xương khớp là tình trạng tổn thương sụn, xương dưới sụn và giảm thiếu chất lượng dịch khớp. Bình thường, sụn khớp nguyên vẹn, trơn láng và cấu trúc xương dưới sụn ổn định. Khi khớp bị thoái hóa, sụn khớp bị bào mòn, xù xì, nặng hơn có thể trơ ra đầu xương dưới sụn, đồng thời vùng xương dưới sụn cũng thay đổi cấu trúc dẫn đến phản ứng tạo các chất gây viêm, xuất hiện các triệu chứng như đau, sưng, giảm vận động.

Thoái hoá xương khớp không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Từ những dấu hiệu dễ nhận biết như: Đau mỏi vai gáy, đau lưng, tê tay chân, đau đầu hay đau nửa đầu, người bệnh cần được thăm khám và điều trị sớm. Nếu để kéo dài, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: yếu liệt các chi, tay chân mất cảm giác do tổn thương thần kinh, từ đó dẫn đến những khó khăn trong vận động, di chuyển, sinh hoạt và làm việc.

Để phòng tránh thoái hoá xương khớp, người dân cần lưu ý:

- Sau khi ngồi làm việc khoảng 45 phút hãy đứng lên, đi lại và vận động nhẹ nhàng. Điều này không chỉ giúp hệ cơ xương khớp được giảm tải mà còn giúp cho não bộ thư giãn, tăng hiệu suất công việc.

- Uống đủ nước ngay cả khi không khát, trung bình 2 lít/ngày. Nước là thành phần quan trọng trong cấu trúc xương và các cơ quan khác trong cơ thể.

- Giữ chế độ dinh dưỡng cân bằng, tránh lạm dụng rượu bia.

- Cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Giữ tinh thần được vui vẻ, thoải mái là phương pháp tốt nhất để phòng tránh thoái hoá sớm.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X