Hotline 24/7
08983-08983

Đầu gối sưng tụ máu, xử trí như thế nào?

Câu hỏi

Thưa BS, Tôi bị ngã xe. đầu gối trầy xước, phía dưới đầu gối sưng tụ máu. Đi khám xương khớp gối không sao. Giờ tôi phải làm sao với chỗ sưng tụ máu đó?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Đầu gối sưng tụ máu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đầu gối sưng tụ máu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Sưng viêm là một phản ứng bình thường của cơ thể khi gặp sang chấn nhằm hạn chế sự lan rộng của tổn thương đến nơi khác. Bình thường cơ thể có thể tự điều chỉnh được hiện tượng viêm nhưng với tốc độ chậm, bạn có thể giúp đầu gối bớt sưng nhanh hơn bằng cách nghỉ ngơi tuyệt đối trong vòng 2-3 ngày đầu và hạn chế vận động nặng khoảng 1-2 tuần sau chấn thương. Ngoài ra, chườm lạnh vùng sưng, kê cao chân đau cũng giúp giảm sưng viêm nhanh hơn hoặc nếu đau nhiều, bạn có thể tái khám BS Cơ xương khớp để được kê toa thuốc giảm đau, kháng viêm.

Nếu cảm thấy khớp gối đau và không vững, có thể sử dụng băng nẹp gối trong những ngày đầu, tuy nhiên, nếu tình trạng mất vững gối kéo dài sau đó thì nên tái khám chuyên khoa Cơ xương khớp để xác định xem có tổn thương dây chằng hay không.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Tụ máu là tập hợp máu bên ngoài mạch máu. Nguyên nhân là do thành mạch máu, động mạch, tĩnh mạch hay mao mạch bị tổn thương và máu chảy vào các mô. Ổ tụ máu có thể nhỏ chỉ với một chấm máu hoặc to và gây ra sưng tấy nghiêm trọng.

Các mạch máu trong cơ thể được phục hồi liên tục. Nếu có áp lực lớn trong mạch máu, ví dụ như động mạch chủ, máu sẽ tiếp tục rò rỉ qua thành bị tổn thương và ổ tụ máu sẽ to ra.

Máu thoát ra từ bên trong mạch máu rất dễ kích thích với mô xung quanh và có thể gây ra các triệu chứng viêm bao gồm đau, sưng tấy và đỏ. Các triệu chứng của ổ tụ máu phụ thuộc vào vị trí, kích cỡ của chúng và liệu chúng có gây sưng hoặc phù nề không. Ổ tụ máu có thể xảy ra ở bất cứ đâu trong cơ thể.

Ổ tụ máu có thể gây kích ứng và viêm. Tùy thuộc vào vị trí và kích thước của ổ máu tụ hoặc tình trạng sưng và viêm kết hợp gây ảnh hưởng các cấu trúc gần đó, các triệu chứng có thể thay đổi.

Các triệu chứng thông thường khi bạn bị viêm do ổ máu tụ bao gồm: Đỏ; Nhạy đau; Nóng; Đau; Sưng.

Chấn thương là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra ổ máu tụ.

Khi mọi người nghĩ về chấn thương, họ thường nghĩ đến tai nạn xe hơi, ngã, chấn thương đầu, xương gãy và vết thương do đạn.

Chấn thương mô cũng có thể là do hắt hơi mạnh hoặc vặn bất ngờ cánh tay hoặc chân.

Khi một mạch máu bị tổn thương, máu chảy vào mô xung quanh; máu này có xu hướng đông lại hoặc tạo cục máu đông. Lượng máu chảy ra càng lớn thì lượng ổ tụ máu càng lớn.

Tai nạn luôn xảy ra xung quanh chúng ta và hầu hết các khối u tụ máu là điều không thể tránh khỏi.

Đối với bệnh nhân dùng thuốc kháng đông, nên tránh tham gia vào các hoạt động có nguy cơ gây thương tích cao. Đối với bệnh nhân dùng warfarin (Coumadin®), điều quan trọng là bạn đảm bảo rằng liều lượng này là thích hợp và máu không được pha loãng quá mức.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X