Hotline 24/7
08983-08983

Đau bụng quằn quại khi chạy bộ, bệnh gì?

Câu hỏi

BS ơi, cho cháu hỏi, Chả là lần trước có một buổi tối cháu bị đầy bụng đau nhức nhối, rồi sáng hôm sau cháu ngủ dậy thì đỡ. Hôm đó có cuộc thi chạy, cháu đã thi chạy giải 5km. Chạy được 1 lúc thì bụng cháu đau quằn quại, cháu tưởng đau một lúc hoặc đến hôm sau là hết (cháu hay chạy nên biết điều này). Nhưng không hiểu sao giờ cháu cứ chạy đi chạy lại khoảng 10-15 phút là bụng lại phát tác và đau quằn quại mà trước đây không hề bị thế. Liệu cháu có bị bệnh gì ở bụng không ạ? BS giúp cháu với!

Trả lời

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

Trưởng khoa Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Giảng viên đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Đau bụng quằn quại. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đau bụng quằn quại. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Triệu chứng của em nhiều khả năng em bị 1 trong những vấn đề sau:

- Loét dạ dày

- Sỏi mật

- Sỏi thận

- Kích thích ruột do stress (stress ở đây là stress vận động chứ không phải stress tinh thần)

Em nên đi khám bệnh để được siêu âm, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu hoặc có thể phải nội soi.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Hội chứng ruột kích thích là một hội chứng rối loạn ở ruột già có thể gây đau bụng kèm táo bón hoặc tiêu chảy.

Thức ăn trong đường tiêu hóa đi từ ruột non đến ruột già. Chức năng chính của ruột già là hấp thụ nước và đẩy phân ra nhờ các nhu động ruột. Ở những người mắc bệnh hội chứng ruột kích thích, nhu động ruột do cơ co thắt sẽ diễn ra bất thường. Cơ co thắt quá mức sẽ gây tiêu chảy. Ngược lại, cơ co thắt chậm hoặc ít sẽ dẫn đến táo bón. Nhu động ruột  không liên tục và bất thường có thể gây đau bụng hoặc cảm giác muốn đi ngoài ngay lập tức.

Để hạn chế diễn tiến của bệnh này, bạn nên duy trì những hoạt động sau:

- Tìm hiểu những loại thức ăn làm cho triệu chứng trầm trọng hơn và hạn chế ăn những loại thức ăn đó;
- Duy trì một chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, ngũ cốc và rau quả;
- Có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, nhiều chất xơ;
- Hãy uống nhiều nước để giúp ruột già hoạt động tốt;
- Hãy uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ;
- Hãy tập thể dục vừa phải khoảng 30 phút mỗi ngày;
- Hãy cố tránh bị stress.

Khi bạn được chẩn đoán mắc phải hội chứng ruột kích thích, đừng quá lo lắng mà hãy sử dụng thuốc và sinh hoạt theo lời khuyên của bác sĩ. Việc lo lắng, căng thẳng có thể làm bệnh kéo dài và nặng hơn.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X