Bác sĩ cấp cứu - Bệnh viện Sài Gòn ITO, Bệnh viện quận 1, TPHCM
Con gái tôi bị thừa cân quá nhiều trong khi đang mang thai, ăn uống như thế nào cho hợp li,́ thưa bác sĩ?
Câu hỏi
Kính gởi bác sĩ , Tôi có con gái năm nay 27 tuổi, đang có bầu được 8 tuần (con đầu). Cân nặng 80 kí , cao 1,60m. Chỉ số BMI là 31,25. Lúc chưa có bầu cân nặng con tôi cũng như vậy. Bác sĩ có thể chỉ dẫn cho con gái của tôi ăn uống đầy đủ dinh dưỡng mà không tăng cân quá nhiều được không ạ? Cám ơn bác sĩ rất nhiều. (dinhloc...@gmx.de)
Trả lời
Chào bạn,
Theo cân nặng chuẩn ở người cao 1,60m là 54 kg, con bạn đến 80 kg như vậy cân nặng thừa đến 26 kg.
Với chỉ số BMI 31,25 con gái bạn thuộc béo phì độ 1.
Đứng trước một bệnh nhân béo phì, BS cần đánh giá chế độ ăn của người bệnh và xét nghiệm để biết cơ thể đang thừa hoặc thiếu chất gì.
Vì có trường hợp béo phì là do dư thừa năng lượng chứ không thừa dinh dưỡng. Do vậy, có nhiều bé béo phì nhưng các bà mẹ rất ngạc nhiên khi BS thông báo bé bị thiếu máu, thiếu vitamin, thiếu sắt và các chất khoáng do chế độ ăn không cân bằng 4 nhóm thức ăn (tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và chất xơ).
Vấn đề tăng cân trong thai kỳ cũng là nỗi lo lắng của nhiều phụ nữ khi có thai, tăng bao nhiêu là vừa?
Viện Y học Hoa Kỳ đã đưa ra lời khuyên cho các bà bầu bị béo phì rằng, họ chỉ được lên tối đa 5kg khi mang thai.
Vì bà bầu béo phì có nhiều nguy cơ cho mẹ và con: sảy thai, mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, tiền sản giật, sanh mổ, bé thừa cân béo phì giống mẹ…Do vậy, chế độ ăn cần được chú trọng:
- Chế độ ăn hàng ngày cần giảm tinh bột, đường, chất béo (giảm tối đa), đạm chỉ cần tiết chế nên dùng thịt nạc.
- Giảm số lượng thức ăn hàng ngày 1/4 -1/3 so với trước (khoảng 800-1200 kcal/kg) và số lần ăn.
- Muối cũng cần tiết chế
- Tăng cường các thức ăn giàu vitamin và khoáng chất như: rau xanh, củ quả, ngũ cốc…
- Cung cấp đủ axit folic và sắt cho cơ thể
- Cần tránh các thực phẩm giàu chất béo, khoai tây chiên, snack… nước uống hay thức ăn chứa nhiều đường, cần tránh rượu - bia, nước uống có cồn… kết hợp vận động nhẹ nhàng để đốt cháy lượng calo dư thừa trong cơ thể.
Tóm lại, ngoài khám và theo dõi thai định kỳ, bạn nên cho con gái khám thêm về dinh dưỡng, BS sẽ tư vấn cụ thể cho từng bệnh nhân giúp cân bằng các chất dinh dưỡng, khoáng chất để “baby” không bị thiếu chất.
AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Chân thành cảm ơn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình