Hotline 24/7
08983-08983

Cơn động kinh khác với tình trạng hạ đường huyết, sốt cao co giật, ngộ độc... như thế nào?

Câu hỏi

Nhờ bác sĩ hướng dẫn cách phân biệt cơn động kinh với các tình trạng: hạ đường huyết, sốt cao co giật ở trẻ em, ngộ độc…

Trả lời
Hạ đường huyết. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.
Chào bạn Hòa An,

Hạ đường huyết: bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường, các bữa ăn không đầy đủ, cách chính xác nhất là thử đường huyết tại thời điểm xuất hiện cơn ngất.

Sốt cao co giật: thông thường cơn co giật có kèm sốt, kẹp nhiệt độ có thể đánh giá chính xác.

Ngộ độc: xảy ra với nhiều người ăn cùng lúc, cùng loại thức ăn. Bệnh nhân ngộ độc còn có nôn ói, tiêu chảy, sốt…

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Hạ đường huyết là sự giảm lượng đường trong máu (cụ thể là đường glucose) dưới mức độ bình thường của mỗi người. Trong cơ thể chúng ta, đường glucose được đưa đi khắp cơ thể, có vai trò nuôi dưỡng các tổ chức đảm bảo cho sự sống của mỗi người. Nó được xem như nguồn năng lượng hết sức quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh, tổ chức não bộ. Vì thế khi đường huyết giảm sẽ ảnh hưởng đến chức năng cơ thể. Khi nồng độ Glucose máu < 2,8mmo/l (50mg/dl) là hạ glucose máu nặng, còn khi glucose máu <3,9mmol/l ( <70mg/dl) đã bắt đầu được xem là hạ glucose máu.

Nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết

Hạ đường huyết do thuốc: Trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, một số loại thuốc có thể gây ra chứng hạ đường huyết.

Do tiêm insulin: Là một trong những tai biến ở người bệnh tiểu đường khi không kiểm soát tốt lượng đường huyết trong máu dẫn đến việc sử dụng insulin quá mức cần thiết làm đường huyết hạ đột ngột.

Do ảnh hưởng của 1 số căn bệnh: Hạ đường huyết có thể xảy ra khi người bệnh mắc phải một số bệnh khác gây ra các rối loạn ảnh hưởng đến chuyển hóa đường trong cơ thể, ví dụ như rối loạn nội tiết, bệnh gan, thận hoặc tuyến thượng thận...

Uống nhiều bia rượu – Chế độ ăn uống kiên khem không hợp lý.

Hạ đường huyết sau ăn: Thường xảy ra sau 1-2 giờ sau bữa ăn, lý do là cơ thể sản xuất quá nhiều insulin ( bệnh Insulinome)

Cách cấp cứu khi bị hạ đường huyết đột ngột

Khi có các dấu hiệu hạ đường huyết, người bệnh cần nhanh chóng ngừng ngay việc sử dụng các thuốc loại uống hạ đường huyết hoặc insulin.

Nếu trường hợp bệnh nhân ở mức độ nhẹ, vẫn tỉnh táo nên cho uống ngay nước đường...hoặc bổ sung các loại thức uống chứa đường. Sau đó có thể dùng thêm các loại cháo, sữa, hoa quả, bánh ngọt.

Đối với trường hợp nặng bệnh nhân đã rơi vào trạng thái hôn mê , vì mât ý thức nên không có khả năng nuốt, nếu cho uống thì có thể gây sặc vào đường hô hấp . Những bệnh nhân này cần nhanh chóng tiêm tĩnh mạch dung dịch ngọt ưu trương 20 – 30% (40 – 60ml). , sau đó kết hợp thay bằng truyền nhỏ giọt dung dịch Glucose có nồng độ 5-10% để tránh nguy cơ tái phát hạ đường huyết . Glucose sẽ tiếp tục chuyền cho đến khi người bệnh hồi phục hoàn toàn và có khả năng tự ăn , tự uống đươc.

Phòng ngừa hạ đường huyết

Hạ đường huyết rất dễ gặp và có dấu hiệu tiến triển nhanh vì vậy ngoài việc khắc phục bệnh, người bệnh nên chủ động phòng ngừa, kiểm soát lượng đường trong cơ thể hàng ngày để bảo vệ sức khỏe của chính mình bằng một số biện pháp đơn giản như:

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ăn đủ lượng carbohydrate trước khi tập thể dục và ăn nhẹ trong lúc tập thể dục nếu cần thiết.

Ăn thêm các bữa phụ ngay khi lượng đường có dấu hiệu xuống thấp hoặc khi các dấu hiệu của bệnh mới xuất hiện.

Thường xuyên kiểm tra đường huyết và tuân thủ điều trị theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ, không tự ý uống thuốc khi không có đơn hoặc ngưng thuốc khi các dấu hiệu bệnh thuyên giảm

Luôn có sẳn đường hoặc các sản phẩm có đường như kẹo, bánh, socola trong túi trong cặp để phòng khi xãy ra hạ đường máu mà có dùng ngay

Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh hạ đường huyết cũng như cách khắc phục và biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu được điều trị sớm và đúng cách bệnh có thể khỏi mà không để lại biến chứng nguy hiểm nào. Vì vậy các bác sĩ khuyến các bệnh nhân nên chủ động tới thăm khám ngay khi gặp các dấu hiệu bệnh để được thăm khám và điều trị kịp thời.

BS.CK1 Phương Hồng Thọ
Trưởng Khoa Thần kinh - Đột quỵ - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X