Hotline 24/7
08983-08983

Có nên đổi thuốc tốt hơn để điều trị bệnh suy tuyến cận giáp?

Câu hỏi

Xin hỏi bác sĩ, Em bị bướu cổ, đã cắt toàn bộ tuyến giáp và bị suy cận giáp luôn, uống thuốc Levothyroxin 50mcg đã 2 năm nay. Em vừa xét nghiệm, FT4, TSH trong giới hạn bình thường. Em uống Meditrol ngày 03 viên, Cadihasan viên nén ngày 03 viên, 02 viên magie B6. Kết quả xét nghiệm suy cận giáp: Calci ion hóa: (giá trị bình thường: 1.17- 1.29) kết quả xét nghiệm 1.11 thấp. Em uống cả năm nay, vậy có cần thay đổi thuốc khác tốt hơn không thưa bác sĩ? Bác sĩ có thuốc nào giúp em uống trở về cuộc sống bình thường như trước không ạ? Em cám ơn bác sĩ rất nhiều.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Suy tuyến cận giáp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Suy tuyến cận giáp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Sau cắt toàn bộ tuyến giáp thì em trở thành bệnh nhân suy giáp, đây là điều không thể tránh khỏi sau phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, nhưng đúng chỉ định cắt tuyến giáp thì phải cắt thôi. Levothyroxin viên 50mcg là thuốc bổ sung hormone tuyến giáp và em sẽ phải uống thuốc này suốt đời, bởi vì em không còn tuyến giáp để tự tạo hormone tuyến giáp được.

Nhưng vấn đề đáng tiếc là em bị suy cả tuyến cận giáp sau cắt toàn bộ tuyến giáp. Tuyến cận giáp gồm 4 tuyếnnằm ngay sau tuyến giáp (2 tuyến ở cực trên và 2 tuyến ở cực dưới), kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 6x3x2 mm. Do tuyến cận giáp rất nhỏ, màu sắc tuyến lại rất giống màu sắc của tuyến giáp nên rất khó phân biệt bằng mắt thường, vì thế rất dễ cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến cận giáp trong những phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, đây là 1 trong những tai biến có thể gặp của phẫu thuật cắt tuyến giáp.

Nếu em đã bị suy tuyến cận giáp do phẫu thuật cắt bỏ tuyến cận giáp thì em phải bổ sung calci và vitamin D3, magie, kali suốt đời, bởi vì hiện tại không có hormone thay thế tuyến cận giáp. Em cần theo dõi điều trị tại bác sĩ chuyên khoa Nội tiết đúng hẹn, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Suy tuyến cận giáp (gọi tắt là suy cận giáp) là tình trạng tuyến cận giáp tiết ra quá ít hormon PTH dẫn đến giảm calci máu và tăng phospho máu. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng phổ biến là ở trẻ dưới 16 tuổi và người lớn trên 40 tuổi.

Các triệu chứng của suy cận giáp khá đa dạng, gồm:

- Cảm giác tê bì ở các đầu ngón tay, môi và lưỡi.
- Đau các cơ ở chân, tay, bụng và vùng mặt. Yếu cơ.
- Co rút các cơ, nhất là cơ quanh miệng, cánh tay và bàn tay. Co thắt thanh quản có thể gây khó thở nặng đòi hỏi phải điều trị cấp cứu.
- Đau bụng dữ dội mỗi khi có kinh nguyệt.
- Rụng tóc từng mảng và lông mày thưa.
- Da khô, móng tay bị biến dạng và dễ gãy.
- Đau đầu, mệt mỏi.
- Một số bệnh nhân bị trầm cảm hoặc co giật kiểu như động kinh.

Các bệnh nhân suy cận giáp được điều trị đồng thời bằng: calcium carbonat dạng viên uống. Lưu ý là calci liều cao có thể gây tác dụng phụ như táo bón hoặc gây sỏi thận; vitamin D liều cao là chất cần cho sự hấp thu calci; bổ sung magiê dạng viên uống.

Chế độ ăn: Bên cạnh việc dùng thuốc, các bệnh nhân suy cận giáp nên áp dụng chế độ ăn giàu calci như bơ sữa, rau xanh, nước cam đậm đặc, ngũ cốc... và ít phospho; tránh dùng nước ngọt có acid phosphoric.

Với những bệnh nhân có calci máu rất thấp, triệu chứng nhiều và nặng, hoặc bị cơn tetani thì nên nhập viện để điều trị bằng tiêm calci vào tĩnh mạch. Sau khi xuất viện họ có thể tiếp tục dùng calci và vitamin D đường uống. Vì suy cận giáp là bệnh mạn tính nên điều trị sẽ phải kéo dài suốt cuộc đời và thường xuyên làm các xét nghiệm máu, nước tiểu để điều chỉnh liều thích hợp. Điều trị đạt kết quả tốt nếu bệnh nhân không có triệu chứng, calci máu bình thường, calci niệu bình thường.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X