Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Chỉ số HDL 2.13 mmol/L và CRPhs 3.0mg/L, liệu có nguy cơ mắc bệnh tim mạch?
Câu hỏi
Thưa bác sĩ, Chỉ số HDL = 2.13 mmol/L và CRPhs = 3.0mg/L thì có phải nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ cao không ạ? (các giá trị glu, cho, trig, LDL đều bình thường. LDL = 2.4 ). Cách phòng như thế nào ạ? Con cảm ơn.
Trả lời
Chỉ số HDL. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,
HDL là một loại cholesterol “tốt” có thể đưa LDL cholesterol LDL từ máu đến gan để giáng hóa và phân hủy như chất cặn bã, nói nôm na vì nó làm giảm tác hại của cholesterol trong máu. Do đó, trái ngược với các chỉ số khác, nồng độ HDL ở nam cao hơn 40 mg/dL (1.0 mmol/L) và 50 mg/dl ở nữ (1.3 mmol/L) được xem là bình thường.
CRP là một loại protein do gan tạo ra, đại diện cho phản ứng viêm trong cơ thể, CRP hs nhạy hơn bình thường và được xem là một dấu ấn đánh giá nguy cơ tim mạch. Tuy nhiên, việc đánh giá chỉ số này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và có thể tăng do các tình trạng viêm khác. CRPhs không được khuyến cáo thực hiện cho tất cả mọi người, nó chỉ có ý nghĩa trong một số trường hợp đặc biệt (độ tuổi, bệnh lý nền, tiền căn gia đình, thói quen…) và phải được phân tích kĩ càng bởi bác sĩ có chuyên môn.
Do đó, nếu được bạn nên cung cấp thêm thông tin về độ tuổi, giới tính, tiền căn bệnh lý tim mạch trong gia đình, các thói quen của bản thân (rượu bia, thuốc lá, tập thể dục), thể trạng (BMI) và các bệnh lý mạn tính hiện có để bác sĩ tư vấn cụ thể hơn cho bạn nhé!
Thân mến.
HDL là một loại cholesterol “tốt” có thể đưa LDL cholesterol LDL từ máu đến gan để giáng hóa và phân hủy như chất cặn bã, nói nôm na vì nó làm giảm tác hại của cholesterol trong máu. Do đó, trái ngược với các chỉ số khác, nồng độ HDL ở nam cao hơn 40 mg/dL (1.0 mmol/L) và 50 mg/dl ở nữ (1.3 mmol/L) được xem là bình thường.
CRP là một loại protein do gan tạo ra, đại diện cho phản ứng viêm trong cơ thể, CRP hs nhạy hơn bình thường và được xem là một dấu ấn đánh giá nguy cơ tim mạch. Tuy nhiên, việc đánh giá chỉ số này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và có thể tăng do các tình trạng viêm khác. CRPhs không được khuyến cáo thực hiện cho tất cả mọi người, nó chỉ có ý nghĩa trong một số trường hợp đặc biệt (độ tuổi, bệnh lý nền, tiền căn gia đình, thói quen…) và phải được phân tích kĩ càng bởi bác sĩ có chuyên môn.
Do đó, nếu được bạn nên cung cấp thêm thông tin về độ tuổi, giới tính, tiền căn bệnh lý tim mạch trong gia đình, các thói quen của bản thân (rượu bia, thuốc lá, tập thể dục), thể trạng (BMI) và các bệnh lý mạn tính hiện có để bác sĩ tư vấn cụ thể hơn cho bạn nhé!
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Xét nghiệm cholesterol HDL là xét nghiệm đo nồng độ chất béo có lợi trong máu của bạn (HDL là một dạng chất béo có lợi cho cơ thể). HDL là cholesterol lipoprotein mật độ cao. Lipoprotein bao gồm protein và chất béo. HDL còn được biết như là cholesterol tốt trong máu vì nó chở đi những cholesterol xấu, lipoprotein mật độ thấp (LDL), triglycerides, và chất béo độc hại sau đó chuyển những chất này đến gan để xử lý. Khi HDL tới gan, gan sẽ phân huỷ LDL, chuyển chúng thành mật và đào thải ra khỏi cơ thể. Nghiên cứu cho rằng những người có nồng độ cholesterol HDL cao trong máu thường ít có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành. Xét nghiệm HDL thường được yêu cầu thực hiện như xét nghiệm kiểm tra theo dõi khi kết quả xét nghiệm sàng lọc cholesterol cao. Xét nghiệm HDL thường được yêu cầu thực hiện cùng với các xét nghiệm khác, bao gồm cholesterol, LDL cholesterol (LDL-C), và triglycerides. Tất cả những xét nghiệm trên là những xét nghiệm về lipid máu trong quy trình khám sức khỏe định kỳ. Người lớn được khuyên thực hiện xét nghiệm ít nhất 5 năm 1 lần. Xét nghiệm HDL, một phần của tổng xét nghiệm lipid, có thể được yêu cầu thực hiện thường xuyên hơn đối với những ai có một hay nhiều nguy cơ dẫn đến bệnh về tim. Những yếu tố nguy cơ quan trọng và nguy hiểm bao gồm: - Hút thuốc; - Tuổi (nam từ 45 tuổi trở lên và nữ từ 55 tuổi trở lên); - Tăng huyết áp (huyết áp 140/90 hoặc cao hơn hay dùng thuốc điều trị tăng huyết áp); - Tiền sử gia đình về bệnh tim mạch sớm (bệnh tim ở một thành viên trong gia đình - nam dưới 55 tuổi hay nữ dưới 65 tuổi); - Bệnh tim tiềm tàng hay đã từng bị đau tim; - Tiểu đường. Trẻ nhỏ thường được xét nghiệm ít nhất một lần ở độ tuổi từ 9 - 11 và một lần nữa từ 17 - 21. Ở người lớn, bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm ở những người trẻ có những yếu tố nguy cơ cao hay kết quả đo cholesterol ban đầu cho thấy nồng độ ở trên mức bình thường. Những yếu tố nguy cơ cao bao tiền sử gia đình mắc bệnh tim hay những vấn đề về tim như tiểu đường, huyết áp cao hay béo phì. Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm tổng lipid cho trẻ dưới 9 tuổi nếu cha mẹ có nồng độ cholesterol cao. Xét nghiệm HDL được yêu cầu thực hiện thường xuyên để đánh giá xem những thay đổi trong cách sống như chế độ ăn uống, luyện tập hay cai nghiện thuốc lá nhằm tăng mức độ cholesterol HDL có hiệu quả hay không và có cần phải điều chỉnh gì hay không. Cholesterol HDL thường được đo lúc cơ thể khỏe mạnh, không mắc bất kỳ bệnh cấp tính nào. Vì cholesterol thường ở mức thấp tạm thời trong lúc mắc bệnh cấp tính, sau khi đau tim hay trong lúc căng thẳng áp lực (như phẫu thuật hay tai nạn) và điều này có thể làm sai lệch kết quả của xét nghiệm. Bạn nên chờ ít nhất 6 tuần sau khi hết hẳn bệnh trước khi xét nghiệm cholesterol HDL. Ở phụ nữ, nồng độ cholesterol HDL thay đổi trong thời gian mang thai. Phụ nữ nên chờ sau ít nhất 6 tuần sau khi sinh rồi hẳn đo nồng độ cholesterol HDL. Nồng độ tối ưu của cholesterol HDL trên 40 mg/dl cho nam và trên 50 mg/dl cho nữ. Nồng độ bình thường ở nữ (50 - 59 mg/dl) và nam (40 - 50 mg/dl) sẽ có nguy cơ trung bình mắc bệnh tim. Nồng độ thấp hơn thì có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao hơn như là đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Nhưng bạn nên lưu ý là những nguy cơ bị bệnh tim mạch được tính toán không chỉ bằng một mình HDL mà còn phải cộng với nhiều yếu tố khác Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình