Hotline 24/7
08983-08983

Rối loạn lipid và tăng acid uric máu có nên uống thuốc?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Em xét nghiệm máu: Glucose: 89; Acid Uric: 8.3; SGOT(AST): 27; SGPT(ALT): 49; GGT: 53; Cholesterol toàn phần: 234; HDL.C: 44; Triglyceride: 195. Tình trạng bệnh của em có nên điều trị bằng thuốc không? Em cám ơn bác sĩ.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Tăng acid uric. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Tăng acid uric. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Thứ nhất, kết quả xét nghiệm của em có tình trạng rối loạn lipid máu, với tình trạng tăng Cholesterol toàn phần và tăng Triglyceride máu. Hiện tại với mức độ này thì có thể chưa cần dùng thuốc mà điều chỉnh lại chế độ ăn uống, hạn chế dầu mỡ và các chất nhiều cholesterol như lòng đỏ trứng gà, phủ tạng động vật, da mỡ động vật, các món chiên xào... tăng cường chất xơ, rau xanh, không uống bia rượu và không hút thuốc lá, tập thể dục điều đặn tối thiểu 30 - 45 phút mỗi ngày trong tuần.

Kết quả xét nghiệm bất thường thứ hai là tình trạng tăng acid uric máu. Bình thường lượng acid uric trong máu dưới 7,0 mg/dl (420 micromol/L). Mức acid uric trong máu của em có tăng nhưng không phải bất kỳ ai tăng acid uric máu đều bị bệnh Gout. Vì gout là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hoá, gây ra bởi tình trạng lắng đọng các tinh thể urat ở các mô của cơ thể, do tăng acid uric trong máu. Do đó, nếu chỉ tăng acid uric máu mà không có tổn thương khớp đặc trưng của bệnh Gout thì không gọi là bệnh Gout. Tăng acid uric làm tăng nguy cơ bệnh Gout, bệnh tim mạch (trong đó có bệnh tăng huyết áp), bệnh thận…

Với mức tăng acid uric hiện tại của em thì cần điều trị thuốc, nhưng nếu em được chẩn đoán Gout hoặc từng có cơn đau khớp dạng Gout thì cần điều trị tích cực hơn. Song song đó em cần thay đổi chế độ ăn, bao gồm giảm lại các món sản sinh nhiều acid uric như lòng đỏ trứng gà, phủ tạng động vật, thịt đỏ (thịt bò, sò huyết, cá hồi…), bia rượu.

Em có thể khám bác sĩ chuyên khoa Nội tổng quát hay chuyên khoa Nội tiết để được kê thuốc phù hợp, vì theo luật khám và chữa bệnh hiện nay của Bộ Y tế, bác sĩ không được phép kê thuốc thông qua kênh truyền thông mà không thông qua thăm khám + hỏi bệnh trực tiếp với người bệnh, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Tăng acid uric máu xảy ra khi có quá nhiều acid uric trong máu. Mức acid uric cao có thể dẫn đến một số bệnh, bao gồm cả bệnh gút. Mức acid uric tăng cũng gây ra nguy cơ mắc phải bệnh tim, tiểu đường và bệnh thận.

Việc điều trị tăng
acid uric máu còn tùy thuộc vào nguyên nhân. Nếu tăng acid uric máu không biểu hiện triệu chứng thì không nên điều trị. Trong trường hợp này, không có bất kỳ lợi ích nào đã được chứng minh khi điều trị giảm acid uric.

Nếu tình trạng tăng
acid uric máu là do những nguyên nhân cơ bản khác gây nên thì bạn cần điều trị tình trạng này.

Nếu bạn có nồng độ
acid uric trong máu cao và bác sĩ nghi ngờ bạn có nguy cơ bị bệnh gút, sỏi thận, bạn hãy thử áp dụng chế độ ăn chứa ít purine.

Bạn nên bổ sung nước nước bằng cách uống từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày, trừ khi có yêu cầu khác từ bác sĩ.

Bạn nên dùng thuốc điều trị chứng tăng
acid uric theo hướng dẫn. Bạn tránh dùng caffeine và rượu vì có thể gây ra các vấn đề với acid uric và tăng acid uric máu; tránh dùng thuốc thuốc lợi tiểu thiazid (hydrochlortiazide) và thuốc lợi tiểu quai. Ngoài ra, các loại thuốc như niacin và aspirin liều thấp (ít hơn 3g mỗi ngày) có thể khiến mức acid uric trong cơ thể bạn thêm trầm trọng. Không dùng các loại thuốc này hoặc aspirin trừ khi có chỉ định của bác sĩ.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X