Hotline 24/7
08983-08983

Cháu em 10 tuổi, thường xuyên tiểu ra quần mà không biết, phải làm sao ạ?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Em có cháu trai năm nay 10 tuổi. Từ lúc khoảng 3 tuổi cháu thường xuyên bị nước tiểu ra quần. Anh chị em đã đưa cháu đi khám nhiều nơi trong đó có bệnh viện Chợ Rẫy và được xác định là viêm đường tiết niệu. Đã uống thuốc và điều trị nhiều lần, có thuyên giảm. Tuy nhiên, chỉ sau 1 thời gian không uống thuốc thì bệnh lại quay trở lại và có dấu hiệu nặng thêm. Hiện nay cháu đang học lớp 4, sức khỏe bình thường và không bị đái dắt. Tuy nhiên, nước tiểu lại thường xuyên bị ra quần mà cháu không biết. Mỗi ngày cháu phải thay 6-7 cái quần. Những hôm đi học về thì quần cháu đều ướt dầm nước tiểu và rất khai. Xin hỏi BS cháu em bị bệnh gì? Cách điều trị thế nào? Việc các BS chẩn đoán cháu bị viêm đường tiết niệu nhưng tại sao uống thuốc chỉ khỏi được một thời gian ngắn? Xin hỏi BS gia đình nên đưa cháu đến bệnh viện nào để có thể chữa cho cháu hoàn toàn khỏi bệnh được? Cảm ơn BS. (Lê Nguyễn)

Trả lời

BS.CK1 Châu Thị Kiều Oanh

BS.CK1 Châu Thị Kiều Oanh

Bác sĩ cấp cứu - Bệnh viện Sài Gòn ITO, Bệnh viện quận 1, TPHCM

Chào Lê Nguyễn,

 

Cháu trai của em đã đi khám nhiều nơi kể cả bệnh viện Chợ Rẫy, được chẩn đoán là viêm đường tiết niệu.

 

Trẻ em viêm đường tiết niệu thường là những trẻ có điều bất thường ở hệ niệu như tắc nghẽn đường tiểu, dị dạng đường tiểu, bị trào ngược bàng quang - niệu quản, có sỏi niệu hoặc những trẻ được làm thủ thuật niệu khoa (đặt ống thông tiểu, soi bàng quang), bị nhiễm giun kim (đem vi khuẩn từ hậu môn tới niệu đạo)…

 

Viêm đường tiểu có 2 loại: viêm đường tiểu dưới và viêm đường tiểu trên. Viêm đường tiểu trên khi có tổn thương nhu mô thận, gọi là viêm thận bể thận và nghĩ đến dị dạng đường tiểu đi kèm. Bệnh hay tái phát nhiều lần.

 

Điều trị: đối với nhiễm trùng đường tiểu dưới uống kháng sinh trong 10-14 ngày, với nhiễm trùng tiểu trên phải kết hợp hai loại kháng sinh tiêm.

 

Nên uống nhiều nước, nước tiểu sẽ tống xuất vi khuẩn ở đường tiểu ra ngoài, không cho vi khuẩn đi ngược dòng lên bàng quang. Nếu uống nước ít, nước tiểu bị ứ đọng lâu trong bàng quang sẽ tạo thuận lợi cho vi khuẩn tồn tại và phát triển.

 

Em nên tái khám để bác sĩ tìm nguyên nhân và điều trị. Em có thể cho cháu đi khám ở bệnh viện chuyên về nhi như bệnh viện nhi đồng 1, nhi đồng 2 nhé!
 

 

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X