Hotline 24/7
08983-08983

Cao huyết áp và run vô căn có thể dùng Propranolol 40 mg không?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Tôi 45 tuổi, đang bị cao huyết áp và run vô căn có thể dùng Propranolol 40 mg sáng 1/2 viên chiều 1/2 viên có thể dùng lâu dài được không ạ? Huyết áp của tôi hiện tại có khi là 160/100, bình thường là 140/90. Cám ơn bác sĩ rất nhiều!

Trả lời
Uống thuốc điều trị run vô căn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Uống thuốc điều trị run vô căn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào anh Quý,

Anh bị 2 bệnh tăng huyết áp và run vô căn.

Về run vô căn, bác sĩ cho anh uống Propanolol là đúng chỉ định, tuy nhiên liều lượng uống và thời gian dùng anh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Tim mạch để quyết định thích hợp.

Về huyết áp dao động từ 140/90 đến 160/100 là cao, anh nên đi đến bác sĩ Tim mạch khám, kiểm tra các yếu tố nguy cơ để được điều trị thuốc phù hợp.

Thân mến!


Bệnh run vô căn (hay còn gọi là bệnh run tay chân hoặc run không rõ nguyên nhân) là sự co cơ theo nhịp không có chủ ý. Run vô căn có thể ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận của cơ thể, nhưng thường xuất hiện nhất là ở bàn tay, đặc biệt là khi bạn đang cố gắng thực hiện những hành động đơn giản như cầm ly nước. buộc dây giày, viết chữ hoặc cạo râu. Run vô căn cũng thường ảnh hưởng đến đầu, giọng nói, cánh tay và chân.

Mặc dù run vô căn là một căn bệnh lành tính, tuy nhiên bệnh vẫn có thể nặng hơn theo thời gian và có thể trở nên nghiêm trọng ở một số người. Run vô căn không do các bệnh lý khác gây ra, mặc dù thường bị nhầm lẫn là triệu chứng của bệnh Parkinson.

Run vô căn có thể ảnh hưởng tay, đầu, cấu trúc mặt, dây thanh quản, thân và chân. Tuy nhiên hầu hết các triệu chứng xảy ra ở bàn tay và cánh tay. Các cơn run thường ảnh hưởng cả hai bên cơ thể nhưng thường có một bên run nhiều hơn. Các cơn run thường xuất hiện khi bạn đang hoạt động và thường ngưng khi ở trạng thái nghỉ ngơi.
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của run vô căn:

- Có một lối sống năng động;
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn gặp các tác dụng phụ từ thuốc;
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn lo lắng rằng mình mắc bệnh Parkinson;
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.


BS.CK2 Ngô Thị Cẩm Hoa
Phụ trách khoa Khám và điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện 115

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X