Hotline 24/7
08983-08983

Cách khắc phục tình trạng xì hơi không kiểm soát?

Câu hỏi

Em chào bác sĩ, Em bị xì hơi khoảng 7 năm nay. Khi em lập gia đình thì không bị, nhưng từ sau khi sinh bé đầu lòng năm 2012 thì em bị cho đến bây giờ. Em xì hơi không biết bao nhiêu lần và bất cứ lúc nào. Nhiều khi em ngại ra ngoài gặp người khác. Xì hơi lúc có mùi lúc lại không. Thật sự là xấu hổ vô cùng. Nhờ bác sĩ chỉ giúp em cách chữa trị và khắc phục ạ. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,

Thực tế, ai cũng phải “xì hơi” vì nó chứng tỏ đường tiêu hóa hoạt động tốt. Về bản chất thì “xì hơi” nhiều không phải là bệnh. Tuy nhiên, với một số người thì “xì hơi” nhiều, liên tục lại là biểu hiện của một số bệnh về đường ruột.

Nếu như em có bất kỳ các bất thường nào kèm theo việc xì hơi như đau bụng, tiêu chảy, tiêu bón, tiêu ra máu, sụt cân, thiếu máu, sốt... thì nguyên nhân có thể là các bệnh lý nguy hiểm. Các nguyên nhân lành tính của xì hơi nhiều gồm viêm dạ dày, hội chứng ruột kích thích, loạn khuẩn ruột, nhiễm giun sán... và phần lớn là do nguyên nhân từ thực phẩm ăn vào, gồm chế độ ăn nhiều tinh bột, khoai, đậu, mì gói, nước có gas, trứng, rượu, đường nhân tạo...

Để giảm xì hơi, em nên khám chuyên khoa Tiêu hóa để xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp, điều chỉnh lại chế độ ăn, hạn chế ăn đồ chua cay, nước có gas, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, café, bia rượu và các thực phẩm làm tăng tạo hơi đường ruột, có thể dùng thêm probio hay sữa chua mỗi ngày để bổ sung vi khuẩn đường ruột.

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Trung bình mỗi ngày, con người thải khí khoảng 20 lần. Sự đầy hơi gây ra bởi bao tử và đường ruột chứa quá nhiều không khí và mọi người đều có chứa khí trong đường dạ dày – ruột. Vì vậy, nếu lo ngại về việc “xì hơi” quá nhiều thì bạn có thể yên tâm rằng những người khác cũng tương tự như vậy.

Nhiều người thường bị khó tiêu, dẫn tới đánh rắm nhẹ bởi lactoza có trong các sản phẩm làm từ sữa. Sự đầy hơi có thể do cơ thể không thể tiêu hóa một số chất dinh dưỡng nhất định, hoặc lượng lactoza tương xứng. Nếu như bạn không bị dị ứng với sữa nhưng lại bị đầy hơi sau khi ăn sữa chua, sữa và phô mai thì có thể cơ thể bạn cũng rất nhạy cảm với chúng, dẫn tới “xì hơi”.

Nếu gặp một số dấu hiệu nghiêm trọng hơn như trung tiện kèm theo tiêu chảy, giảm cân ngoài ý muốn, đau bụng, chảy máu, hoặc nôn mửa,  có thể bạn đang bị viêm loét đại tràng, bệnh Celiac đường ruột, tiêu chảy cấp. Lúc này, bạn nên đến bệnh viện để khám chữa, tìm đúng nguyên nhân.

Tuy rằng trung tiện là nhu cầu hết sức tự nhiên của cơ thể nhưng nó lại có thể khiến nhiều người bẽ mặt ở chốn công cộng. Nếu như bạn muốn hạn chế tần suất “xì hơi”, hãy thử thực hiện các cách sau:

- Đừng nên nhai quá nhiều kẹo cao su;
- Ăn chậm, nhai kỹ;
- Tránh uống các lọai thức uống chứa nhiều cacbonat;
- Tránh sử dụng đường hóa học;
- Đừng nên ăn nhiều bông cải xanh, đậu, bắp cải, vì những loại thực phẩm này sẽ khiến bạn xì hơi nhiều hơn;
- Không nên sử dụng các sản phẩm làm từ sữa, đặc biệt khi bạn khó hấp thụ đường lactose có trong sữa;
- Tập luyện thể dục thể thao.

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X