Hotline 24/7
08983-08983

Bé thường xuyên bị táo bón, điều trị như thế nào?

Câu hỏi

Chào BS, Bé nhà em gần 4 tuổi, bị bón liên tục. BS cho em hỏi có cách nào điều trị tốt không ạ?

Trả lời

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

Trưởng khoa Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Giảng viên đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Bé bị táo bón kéo dài. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bé bị táo bón kéo dài. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào anh,

Trẻ con dưới 5 tuổi mà bị bón kéo dài nhiều khả năng bé bị ruột già dài bẩm sinh hoặc phình ruột già bẩm sinh.

Anh cần cho bé đi khám BS Nhi khoa để loại trừ 2 bệnh này trước khi điều trị như 1 táo bón thông thường. Và điều này đối với BS nhi thì không có gì là khó khăn.

 Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Phình đại tràng bẩm sinh là bệnh ảnh hưởng tới ruột già (đại tràng) và quá trình tống xuất phân. Bệnh lý này là bẩm sinh, hậu quả của việc thiếu các tế bào thần kinh trong cơ của ruột già ở trẻ, dẫn đến sự tắc nghẽn ở ruột già do sự chuyển động của cơ ruột quá kém.

Trẻ sơ sinh bị bệnh phình đại tràng bẩm sinh thường không có nhu động ruột sau khi sinh. Trong trường hợp nhẹ, tình trạng này có thể không được phát hiện cho đến khi trẻ lớn lên.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh phình đại tràng bẩm sinh thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh lý này. Thông thường các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện ngay sau khi sinh, nhưng đôi khi chúng không rõ ràng cho đến khi trẻ lớn lên.

Thông thường, dấu hiệu rõ ràng nhất là trẻ không có nhu động ruột trong vòng 48 giờ sau khi sinh. Các dấu hiệu và triệu chứng khác ở trẻ sơ sinh có thể bao gồm:

- Căng chướng bụng;
- Nôn mửa, thường nôn mửa chất có màu xanh lá cây hoặc màu nâu; Táo bón hoặc xì hơi, có thể làm cho trẻ quấy khóc;
- Tiêu chảy;
- Ruột vận động khó khăn;
- Không có tiêu phân su ngay sau khi sinh;
- Không tiêu phân lần đầu tiên trong vòng 24-48 giờ sau khi sinh;
- Phân không có thường xuyên nhưng thoát ra đột ngột;
- Vàng da;
- Bú kém;
- Tăng cân chậm.

Ở trẻ lớn, các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

- Chướng bụng;
- Táo bón mạn tính;
- Xì hơi;
- Chậm phát triển;
Mệt mỏi;
- Phân vón cục;
- Suy dinh dưỡng;
- Tăng trưởng chậm.

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh phình đại tràng bẩm sinh nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Ăn thức ăn có nhiều chất xơ. Bạn nên cho trẻ ăn thức ăn đặc kèm theo các loại thực phẩm nhiều chất xơ. Bạn cũng nên cung cấp cho trẻ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau quả và hạn chế bánh mì trắng cũng như các loại thực phẩm ít chất xơ khác. Sự gia tăng đột ngột các loại thực phẩm nhiều chất xơ có thể làm trầm trọng thêm táo bón lúc đầu, vì vậy bạn nên thêm các thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn của trẻ dần dần. Nếu trẻ chưa thể ăn thức ăn đặc, hãy hỏi bác sĩ xem có cách nào giúp trẻ giảm táo bón hay không. Một số trẻ có thể cần ống truyền thức ăn trong một khoảng thời gian;
- Tăng lượng dịch. Bạn hãy khuyến khích trẻ uống nhiều nước hơn. Nếu một phần hoặc toàn bộ đại tràng đã được loại bỏ, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ đủ lương nước cho cơ thể. Uống nhiều nước có thể giúp bù nước, giúp giảm táo bón;
- Khuyến khích các hoạt động thể chất. Hoạt động aerobic hàng ngày sẽ giúp thúc đẩy đi tiêu đều đặn;
- Thuốc nhuận tràng. Nếu con bạn không muốn ăn hoặc không thể dung nạp chất xơ thì nước hoặc hoạt động thể chất, một số thuốc nhuận tràng - thuốc để kích thích nhu động ruột - có thể giúp giảm táo bón. Hãy hỏi bác sĩ xem bạn có nên dùng thuốc nhuận tràng cho con mình hay không và những rủi ro cũng như lợi ích của thuốc.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X