Hotline 24/7
08983-08983

Bao lâu có thể đi bình thường sau gãy xương gót chân?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Em bị té cầu thang chữ A, gãy dọc xuống gót chân, đã bó bột và nghỉ làm 1 tháng. Hiện tại em thấy hơi đau, khi ngồi chân lại bị phù nề. Em chỉ được nghỉ 1 tháng, công việc đi lại nhiều. Bác sĩ cho em hỏi gãy dọc xuống gót chân thì bao lâu lành? Bao lâu sẽ lành hẳn, có thể đi nhẹ? Để đi đứng bình thường trở lại mất bao lâu? Sau này em có bị dị tật không? Xương gót có trở lại 100% như trước khi gãy hay chỉ còn 90% thôi ạ? Sau mấy năm thì xương cứng chắc như trước? Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Gãy xương gót chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Gãy xương gót chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Vùng gót chân có ít mạch máu đến nuôi, lại chịu áp lực của toàn bộ trọng lượng cơ thể đè lên nên khó lành vết thương hơn các vùng khác.

Thời gian để hình thành can xương cần từ 4-6 tuần, nhưng để hồi phục đi lại sinh hoạt được phải ít nhất 3-6 tháng. Nếu tập vật lý trị liệu tốt, dinh dưỡng đầy đủ và tổn thương mạch máu không quá nặng thì hứa hẹn lành tốt, không để lại di chứng. Đương nhiên việc lành xương phụ thuộc nhiều yếu tố nên không thể có công thức chung cho tất cả mọi người.

Trong thời gian gãy xương gót chân, bạn cần hạn chế đi lại, không đứng lâu, không chịu lực khi xương chưa liền hẳn, nên tập co gồng cơ mỗi ngày dù là đã bó bột hay nẹp, để máu lưu thông tốt, ăn uống đầy đủ chất là tốt nhất vì quá trình lành vết thương không chỉ cần canxi mà còn cần các chất khác như đạm, các vi khoáng chất, vitamin... không hút thuốc lá, không bia rượu.

Thân mến.


Gãy xương gót chân là tình trạng phần xương gót bị gãy toàn phần hoặc gãy một phần, gãy gót chân rất hiếm những đây là xương chủ lực của bàn chân nên rất nguy hiểm và ảnh hưởng lớn đến hoạt động của bệnh nhân.

Nguyên nhân dẫn đến gãy xương gót chân rất phổ biến, tuy nhiên tới hơn 80% chủ yếu là do có lực mạnh đột ngột tác động vào vùng gót chân khiến phần xương ở đây không chịu nổi áp lực và bị nứt, vỡ hoặc gãy theo nhiều đường khác nhau. Thông thường những bệnh nhân bị gãy xương bàn chân thì sẽ bị gãy cả xương gót chân và ngược lại, ít có trường hợp có sự gãy tách biệt.

Đối với gãy xương gót chân, có rất nhiều loại gãy xương khác nhau như: gãy ngang, gãy xoắn, gãy chéo, gãy có di lệch, gãy không di lệch. Tuy nhiên gãy xương vụn phần xương gót là loại đường gãy phổ biến nhất trong gãy gót chân và nếu bệnh nhân bị gãy di lệch thì càng phức tạp hơn.

Phục hồi sau khi gãy gót chân là phức tạp và tốn nhiều thời gian. Bạn nên đến các trung tâm phục hồi, bệnh viện tập các bài tập vật lý trị liệu nhé.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X