Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Bác sĩ xem giúp em kết quả xét nghiệm máu?
Câu hỏi
Xin chào bác sĩ, Cháu vừa đi xét nghiệm máu nhưng bác sĩ không nói gì về kết quả. Xin bác sĩ giải thích giúp cháu các chỉ số này: - WBC: 6.6 (4-10) - LYM: 1.4 (1.5-4.5 g/l) - LYM%: 20.8 (21-50%) - MONO%: 5.3 (2.8-4.8%) - MCV: 88 (83-91 fL) - RDW-CV: 9.9 (10.9-15.7%) - PDW: 19.1 (15-17) Tất cả các trị số còn lại đều bình thường ạ! Cháu cảm ơn bác sĩ.
Trả lời
Bác sĩ xin giải đáp các thắc mắc của em như sau:
- WBC (White Blood Cell) - Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu. Giá trị bình thường khoảng từ 4.300 đến 10.800 tế bào/mm3
- LYM: Số lượng bạch cầu lympho - là các tế bào có khả năng miễn dịch, gồm lympho T và lympho B.. Lymphocyte tăng trong trường hợp nhiễm khuẩn, bệnh bạch cầu dòng lympho, suy tuyến thượng thận... Giảm trong nhiễm HIV/AIDS, lao, ung thư, thương hàn nặng, sốt rét,...
Tuy nhiên mức giảm này là không đáng kể, thường thoáng qua và không phải bệnh lý. Em có thể kiểm tra lại nếu cảm thấy lo lắng.
LYM% là tỷ lệ % của bạch cầu lympho trong công thức bạch cầu chung.
- MON% là tỷ lệ % bạch cầu monotrong công thức bạch cầu chung.Mono bào là bạch cầu đơn nhân, sau sẽ biệt hóa thành đại thực bào. Đại thực bào bảo vệ cơ thể bằng cách thực bào và khả năng thực bào mạnh hơn cả bạch cầu đa nhân trung tính.
Chỉ số MONO bình thường nên tỷ lệ % này tăng nhẹ không phải vấn đề bất thường gì đáng lưu ý.
- MCV (Mean corpuscular volume) - Thể tích trung bình của một hồng cầu. Tăng trong thiếu máu hồng cầu to do thiếu hụt vitamin B12, thiếu acid folic, bệnh gan, chứng tăng hồng cầu.
Giảm trong thiếu máu thiếu sắt, thalassemia, thiếu máu do các bệnh mạn tính. Chỉ số này như vậy là bình thường.
- RDW (Red Cell Distribution Width) - Độ phân bố kích thước hồng cầu. Giá trị này càng cao nghĩa là kích thước hồng cầu thay đổi càng nhiều. Giá trị này không phải bất thường.
- PDW (Platelet Disrabution Width) - Độ phân bố kích thước tiểu cầu. Tăng trong ung thư phổi, bệnh hồng cầu hình liềm, nhiễm khuẩn huyết, giảm trong nghiện rượu. Tuy nhiên, chỉ số này khá dao động, bất thường không có nghĩa là bệnh. Thường phải kết hợp với các chỉ số khác bất thường thì mới nghi ngờ bệnh lý.
Nhìn chung, các chỉ số của em đều không gợi ý bệnh lý gì, thường chỉ là biến đổi thoáng qua. Em có thể làm xét nghiệm kiểm tra lại nếu vẫn còn lo lắng.
Thân mến.
Xét nghiệm máu tổng quát sẽ giúp phát hiện các bệnh lý cơ bản: bệnh tiểu đường, bệnh mỡ máu, bệnh thiếu máu, bệnh thiếu máu não, bệnh gout... cho đến các bệnh lý phức tạp như: viêm gan, xơ gan, nhiễm trùng máu, ung thư máu, các bệnh về tim mạch và cả bệnh xã hội như HIV... Xét nghiệm máu tổng quát giúp phát hiện sớm một số loại bệnh hoặc đưa ra những cảnh báo về các bệnh có thể mắc phải trong thời gian tới. Vì thế không chỉ người bệnh mà những người khỏe mạnh cũng cần đi xét nghiệm máu định kỳ, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia y tế, mỗi người cần làm xét nghiệm máu tổng quát 6 tháng/lần. Xét nghiệm máu tổng quát giúp bạn lắng nghe cơ thể, từ đó có những điều chỉnh về chế độ dinh dưỡng, luyện tập kịp thời. Các bệnh nhân đang trong quá trình điều trị, phụ nữ có thai hoặc các trường hợp đặc biệt khác cần tuân thủ lịch xét nghiệm máu tổng quát định kỳ do bác sĩ yêu cầu. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình