Hotline 24/7
08983-08983

Ăn thực phẩm nấm mốc đã quá 6 tiếng thì phải làm sao?

Câu hỏi

Nếu lỡ ăn vào rồi mới biết thức ăn bị mốc thì nên xử trí thế nào, thưa bác sĩ? Trường hợp đã ăn quá 6 tiếng thì phải làm sao ạ?

Trả lời

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

Trưởng khoa Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Giảng viên đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Thực phẩm bị nấm mốc. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.
Chào bạn John Khải,
Đường tiêu hóa của chúng ta rất nhạy, khi lỡ ăn phải những thực phẩm nhiễm bẩn (không chỉ có nấm mốc mà còn có độc tố, vi nấm, vi trùng) sẽ gây ra đau bụng.

Thông thường những độc tố có sẵn thì trong vòng 6 giờ sẽ có phản ứng hoặc đặc biệt hơn có những trường hợp chỉ mất 2-3 giờ.

Cơ thể chúng ta sẽ đau bụng để báo động, và bằng 2 dấu hiệu khác như nôn mửa và tiêu chảy. Mặc dù việc này gây ra mệt mỏi nhưng đây là phản ứng rất tốt để đẩy ra những độc tố đã gắn vào cơ thể.

Tuy nhiên, những dấu hiệu này có thể gây râ một số hậu quả khác như rối loạn nước điện giải.
Vì vậy, thông thường trong 1 ngày đầu tiên các bác sĩ sẽ không chặn phản ứng đó mà chỉ điều chỉnh lại.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Tại sao thực phẩm nhiễm bẩn?

Thực phẩm được coi là nhiễm bẩn khi chúng không đảm bảo được tiêu chí an toàn và vệ sinh thực phẩm. Thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là khi bản thân chúng chưa các chất hóa học độc hại, vi- ký sinh vật gây bệnh… Có nhiều lý do khách nhau khiến thực phẩm bị nhiễm bẩn nhưng chủ yếu là các nhóm nguyên nhân sau:

Do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực

Thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc thủy sản sống ở nguồn nước bị nhiễm bẩn.

Thức ăn chăn nuôi và nguồn nước bị nhiễm bẩn khiến cho  thực phẩm từ gia súc, gia cầm, thủy sản sống chứa chất tồn dư như kháng sinh, chất hóa học độc hại, vi sinh gây bệnh.

Các loại rau, quả được bón quá nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu không cho phép hoặc cho phép nhưng không đúng về liều lượng hay thời gian cách ly. Cây trồng ở vùng đất bị ô nhiễm hoặc tưới phân tươi hay nước thải bẩn. Sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh.

Thực phẩm chế biến sẵn lấy nguồn gốc từ thực phẩm không an toàn, sử dụng chất phụ gia không cho phép hoặc cho phép nhưng không vượt qua giá trị cho phép

Do quá trình chế biến không đúng

Người chế biến thực phẩm đang bị bệnh truyền nhiễm, tiêu chảy, đau bụng, nôn, sốt, ho hoặc nhiễm trùng ngoài da. Hoặc do không rửa tay trước khi chế biến

Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, quá trình thu hái lương thực, rau, quả không theo đúng quy định.

Nguồn nước được sử dụng trong chế biến thực phẩm bị nhiễm bẩn.

Lạm dụng quá mức chất phụ gia.

Dụng cụ chế biến như dao, thớt, khay đựng, bàn không được tiệt trùng, rửa sạch…

Nấu thực phẩm chưa chín , Dùng chung dao thớt hoặc để thực phẩm sống với thực phẩm chí, thức ăn không được hâm nóng lại trước khi ăn.

Do quá trình sử dụng và bảo quản không đúng

Dùng dụng cụ sành sứ, sắt tráng men, nhựa tái sinh … bị nhiễm chất chì để chứa đựng thực phẩm.

Để thức ăn qua đêm hoặc bày bán cả ngày ở nhiệt độ thường; thức ăn không được đậy kỹ, để bụi bẩn, các loại côn trùng gặm nhấm, ruồi và các động vật khác tiếp xúc gây ô nhiễm.

Do thực phẩm bảo quản không đủ độ lạnh hoặc không đủ độ nóng làm cho vi khuẩn vẫn phát triển.

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, Bản thân người tiêu dùng cũng phải trang bị vốn kiến thức nhất đình để phòng tránh thực phẩm nhiễm bẩn, lựa chọn thực phẩm an toàn cho bản thân và gia đình.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X