Khắc phục dị tật không có vành tai
Dị tật không có vành tai =là loại bệnh lý ít gặp trong chuyên ngành tai mũi họng, tuy nhiên lại rất ảnh hưởng tới thẩm mỹ nhất là ở những bé gái.
Dị tật tai có thể chỉ biểu hiện ở vành tai, ống tai hay phối hợp với không có tai giữa và tai trong. Cũng có thể đơn thuần ở tai hay kèm theo các dị tật ở các cơ quan khác. Dị tật vành tai được chia làm 4 loại tùy theo mức độ không có một phần hay toàn bộ vành tai: Loại 1: Vành tai nhỏ hơn bình thường; Loại 2: Vành tai nhỏ kèm theo thiếu một phần của vành tai hoặc một cấu trúc của vành tai; Loại 3: Vành tai chỉ là một nhúm thịt; Loại 4: Trẻ không có vành tai, xương chũm không phát triển.
Một trường hợp được phẫu thuật tạo vành tai thành công
Dị tật vành tai thường kết hợp với các dị tật khác của tai giữa và tai trong. Để xác định điều này cần thêm một số hỗ trợ khác như chụp CTscan xương thái dương, đo thính lực cũng giúp tiên đoán một phần nào khiếm khuyết này.
Ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt của trẻ
Dị tật không có vành tai gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của bệnh nhân, nhất là trẻ em ở giai đoạn phát triển về ý thức, bắt đầu nhận thức về mình so với mọi người xung quanh. Dị tật không có vành tai cũng ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt của trẻ trong trường hợp trẻ bị tật ở mắt như cận thị, viễn thị, nếu không có vành tai sẽ không thể đeo được kính, không thể thực hiện việc đơn giản như đeo khẩu trang mỗi lần ra ngoài môi trường bụi, gió rét...
Khi bắt đầu đi học, trẻ dễ mặc cảm vì sự trêu chọc của bạn bè. Do đó, việc tạo vành tai nên được bắt đầu từ sớm. Phẫu thuật tạo hình vành tai cho trẻ thường được tiến hành khi trẻ từ 6 tuổi trở lên với điều kiện cơ thể có trọng lượng tối thiểu 20kg. Lứa tuổi lý tưởng nhất để thực hiện tạo vành tai cho trẻ là 12 - 13 tuổi. Với điều kiện này, vành tai trẻ gần như bằng với người trưởng thành, sau khi tạo hình vành tai sẽ phát triển tương đương như tai bên kia. Ngoài ra, để tránh những tình huống bị bạn bè chế nhạo khi đi học, trẻ cũng cần được tạo hình vành tai ở thời điểm này.
Vì vậy, chất liệu tốt nhất là dùng sụn sườn tự thân. Người bệnh phải trải qua hai hoặc ba lần phẫu thuật để tạo khung vành tai, cố định khung cùng da bọc bên ngoài, rồi tách và dựng vành tai. Cuối cùng là giai đoạn chỉnh sửa cho vành tai đẹp và tự nhiên hơn, tạo hình các phần phụ như dái tai, nắp tai... loại bỏ tóc ở bờ vành tai. Theo các nghiên cứu trên thế giới, vành tai được tạo hình theo kỹ thuật này, nếu bị chấn thương, diễn tiến lành vết thương cũng như vành tai bình thường.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình