Đột quỵ

Huyết áp, tiểu đường, mỡ máu sau hậu COVID-19: Làm sao để đột quỵ đừng gọi tên?

Người bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu vốn dĩ đã là yếu tố nguy cơ cao của đột quỵ. Vì vậy, sau khi nhiễm COVID-19 càng thúc đẩy nguy cơ này cao hơn nữa. Câu hỏi đặt ra là, làm sao để đột quỵ đừng gọi tên sau khi qua ải COVID-19?

1. Khỏi COVID-19, người bệnh mạn tính tăng nguy cơ đột quỵ ra sao?

Đến nay, đã có nhiều chứng cứ cho thấy COVID-19 là yếu tố nguy cơ gây đột quỵ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do 3 cơ chế chính. Thứ nhất là tăng phản ứng viêm, gây viêm các mạch máu. Thứ hai là tình trạng tăng đông, dẫn đến sự hình thành huyết khối trong hệ động mạch, hệ tĩnh mạch và các cơ quan. Và thứ ba là thuyên tắc huyết khối ngược dòng, đặc biệt trên bệnh nhân còn tồn tại lỗ bầu dục PFO (lỗ thông thường giữa hai buồng tim).

Tại Hội nghị đột quỵ Hoa Kỳ 2022, một nghiên cứu được công bố cho thấy nguy cơ mắc đột quỵ cao nhất trong khoảng 3 ngày đầu tiên sau khi được chẩn đoán nhiễm COVID-19 (tăng gấp 10 lần). Nguy cơ mắc đột quỵ giảm dần theo các khoảng thời gian 4-7 ngày, 8-14 ngày và 15-28 ngày. Sau thời gian 1 năm, dù thấp hơn rõ rệt, nguy cơ mắc đột quỵ vẫn cao hơn ở bệnh nhân có tiền sử nhiễm COVID-19 trước đó.

Trên một phân tích gộp của 86 nghiên cứu người ta nhận thấy rằng, đối với người khỏe mạnh sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể xảy ra rối rối loạn đông máu và gây ra cục máu đông nhưng xác suất này không quá cao, khoảng 14,1%.Tuy nhiên, trên những người bệnh nền đã có sẵn tổn thương mạch máu như người hút thuốc lá, bệnh nhân đái tháo đường, hoặc rối loạn chuyển hóa mỡ máu, tăng huyết áp, rối loạn đông máu nguy cơ này càng cao hơn nữa.

Trong đó, với người bệnh tiểu đường không kiểm soát đường huyết tốt sẽ gây tổn thương nội mạc mạch máu - tình trạng này vốn dĩ gây ra do bệnh nền, sau đó cộng với SARS-CoV-2 có “chìa khóa” xâm nhập vào tế bào làm tổn thương nặng hơn, dẫn đến cục máu đông càng dễ hình thành.Tương tự, người bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu đã có sẵn yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông. Khi nhiễm thêm virus SARS-CoV-2 nguy cơ này càng cao.

2. Chìa khóa nào giúp phòng ngừa đột quỵ hậu COVID-19 cho người bệnh huyết áp, tiểu đường, mỡ máu?

Một người có thể đồng mắc nhiều yếu tố nguy cơ, vì vậy hậu COVID-19 dù bạn già hay trẻ cũng đều cần quan tâm đến đột quỵ, ngăn chặn ngay từ “đốm lửa” nhỏ sẽ dễ dập hơn là khi đã đốt cháy cả “cánh rừng”. Ba “chìa khóa” bạn có thể làm để phòng ngừa đột quỵ, bao gồm:

Thứ nhất, với những người từng có bệnh nền như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, hút thuốc lá, béo phì hoặc bệnh lý huyết học đang điều trị, sau khi khỏi bệnh COVID-19 2 tuần có thể đi khám, kiểm tra sức khỏe, không cần chờ đến lịch hẹn khám định kỳ.

Thứ hai, bạn cần kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ. Nếu bị đái tháo đường, tăng huyết áp thì dùng thuốc theo chỉ định, không tự ý ngừng sử dụng, kiểm tra các chỉ số thường xuyên, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý với từng mặt bệnh. Nếu bị rối loạn mỡ máu nên sử dụng thực phẩm nhiều chất xơ, giảm chất béo (mỡ, nội tạng động vật).Cùng với đó là hạn chế rượu bia, bỏ thuốc lá, giảm ăn mặn, giảm đường, tập thể dục, vận động thường xuyên, tránh căng thẳng.

Thứ ba, người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu cần tăng cường “vũ khí” bảo vệ cơ thể với loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe là “khắc tinh” của mỡ máu, đột quỵ.

Tại Việt Nam, hiện đã có các sản phẩm bổ sung gạo đỏ lên men (Red Rice) và đậu tương lên men (Nattokinase enzyme) được chứng minh tăng cường sức khỏe tim mạch, huyết áp, phòng ngừa đột quỵ. Lưu ý, lựa chọn sản phẩm được Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản cấp dấu chứng nhận JNKA phân phối chính ngạch tại các nhà thuốc lớn và uy tín toàn quốc.

Duy nhất tại Việt Nam chỉ có bộ 3 sản phẩm NattoEnzym, NattoEnzym 1000, NattoEnzym Red Rice của Dược Hậu Giang vượt qua các tiêu chuẩn khắt khe để được cấp dấu chứng nhận JNKA. Sản phẩm hỗ trợ làm tan cục máu đông, giúp tăng tuần hoàn máu, giảm nguy cơ tắc mạch, đột quỵ do huyết khối.

Cổng thông tin Tư vấn sức khỏe AloBacsi
Rất hữu ích
Hữu ích
Bình thường

Tin liên quan

Mới cập nhật

  • tuoi trung nien va moi nguy dot quy

    Tuổi trung niên và mối nguy đột quỵ

    Đột quỵ xảy ra ở mọi lứa tuổi. Song nếu trước đây căn bệnh này chỉ rình rập người già thì nay đã dịch chuyển dần về lứa tuổi trung niên. Nếu không chủ động phòng ngừa đột quỵ, nặng thì bạn sẽ đánh mất sinh mạng quý giá, nhẹ hơn là đối diện nguy cơ tàn phế.
    28/04/2023 10:00 Đột quỵ
  • ban se danh mat 8 dieu quy gia neu lo la voi dot quy

    Bạn sẽ đánh mất 8 điều quý giá nếu lơ là với đột quỵ

    Đột quỵ xảy ra, năng sẽ khiến bạn đánh đổi sinh mạng, nhẹ hơn thì đối diện với những di chứng nặng nề, tác động trên đa cơ quan, từ thần kinh, thị lực, vận động đến sinh dục. Dưới đây là 8 điều quý giá mà bạn sẽ đánh mất nếu lơ là với đột quỵ.
    21/04/2023 10:00 Đột quỵ
  • dot quy chan chu 1 giay cham 1 doi

    Đột quỵ - Chần chừ 1 giây, chậm 1 đời

    Trong đột quỵ có hai vấn đề quan trọng cần ghi nhớ. Một là, nếu chẳng may bị đột quỵ, đừng chần chừ, hãy đến bệnh viện ngay, bởi thời gian cứu sống người bệnh được tính bằng phút giây. Nếu may mắn chưa bị đột quỵ, hãy chủ động phòng ngừa, đừng bao giờ nghĩ rằng chúng ta còn quá trẻ để gặp căn bệnh này.
    18/04/2023 10:00 Đột quỵ
  • ngung thuoc dieu tri rung nhi 5 ngay nguoi dan ong bi dot quy

    Ngừng thuốc điều trị rung nhĩ 5 ngày, người đàn ông bị đột quỵ

    Rung nhĩ là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ và thiếu máu não thoáng qua (cơn đột quỵ nhẹ). Trong khi đó, người bị thiếu máu não thoáng qua thường có nguy cơ tái phát đột quỵ cao. Người bệnh rung nhĩ và thiếu máu não thoáng qua cần tuân thủ các biện pháp dự phòng đột quỵ theo chỉ dẫn của Bác sĩ để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm này.
    10/04/2023 19:41 Đột quỵ