Hotline 24/7
08983-08983

Hướng dẫn cách xử trí khi có các chấn thương bầm dập

Việc xuất hiện những vết bầm trên cơ thể là điều khó tránh khỏi và hầu hết đều không nghiêm trọng. Phần lớn trong số đó sẽ tự mất đi theo thời gian. Tuy nhiên, nếu là những tổn thương nặng phải đến bệnh viện khám để được kiểm tra tổn thương và điều trị chính xác. 

1. Ngón tay bị dập tụ máu là gì?

Bộ phận ngón tay cực kỳ dễ chấn thương và khá phổ biến thường gặp trong đời sống chúng ta đặc biệt là ngón tay bị dập dẫn đến tụ máu gây cảm giác đau buốt khó chịu.

Tình trạng chấn thương trên chủ yếu là khi vô tình đưa ngón tay vào khe cửa sổ, khi dùng búa hay là khi kẹp ngón tay ở dưới vật nặng. Thậm chí, đối với trường hợp chấn thương nghiêm trọng khi té ngã, thi đấu tennis, bất cẩn khi tiếp xúc với cưa điện, khoan cùng những thiết bị khác có thể khiến cho móng tay bị dập thậm chí là còn gây nguy cơ vỡ, dập xương ngón tay, bàn tay.

2. Triệu chứng khi ngón tay bị dập tụ máu như thế nào?

Dưới đây là một số triệu chứng khi bị dập móng tay bao gồm:

- Cảm giác sưng và đau tại vị trí bị đụng dập

- Vùng mô quanh móng bị bầm tím và sưng nề

- Nền móng tím và bị đen

- Móng bị bong tróc

- Trường hợp dập móng tay kèm gãy xương ngón tay sẽ bị biến dạng, bị lệch trục và mất khả năng di chuyển.

3. Hướng dẫn xử trí vết bầm dập

Nếu không quá nghiêm trọng, các chấn thương bầm nhỏ có thể xử trí tại nhà. Dưới đây là cách xử trí bác sĩ hướng dẫn để giúp mau bình phục:

- Chườm đá lên chỗ bầm dập ngay sau tai nạn, để qua lớp khăn không để trực tiếp đá. Mỗi lần chườm 10 - 15 phút, ngày 4 - 5 lần. Trong 2 - 3 ngày đầu.

- Thoa kem Hirudoid Fort tan máu bầm. Xoa, mát xa nhiều lần cho thấm (ngày 3 - 4 lần).

- Mgậm tan máu bầm AlphaChoay sáng 2 viên, chiều 2 viên trong 1 tuần.

- Trường hợp đau nhiều có thể uống giảm đau 1 - 2 ngày đầu.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X