Hotline 24/7
08983-08983

Nếu xảy ra tai biến sau tiêm vắc xin COVID-19, liệu có được đền bù?

Câu hỏi

Em thấy khi tiêm ngừa sẽ được ký vào giấy tình nguyện tiêm chủng, nếu chẳng may xui rủi xảy ra tai biến, phản ứng ngoài ý muốn, thậm chí dẫn đến tử vong thì người được tiêm chủng và người thân được hỗ trợ thế nào?

Trả lời

Bạn thân mến,

Việc có những phản ứng tiêu cực, thậm chí là tử vong sau khi tiêm vắc xin tuy là điều hy hữu nhưng vẫn có thể xảy ra.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã ban hành Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng, cụ thể Nghị định này quy định về an toàn tiêm chủng, bồi thường khi sử dụng vắc xin và Thông tư 34/2018/TT-BYT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng.

Nếu sau khi tiêm vắc xin có những phản ứng tiêu cực, hoặc thậm chí tử vong, trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi xảy ra trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng, Sở Y tế có trách nhiệm tổ chức việc điều tra và trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận báo cáo điều tra trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng. Đồng thời, Sở Y tế phải tổ chức họp Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến sau tiêm chủng trên địa bàn, xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế có liên quan đến tai biến nặng sau tiêm chủng (khoản 1 Điều 6 Nghị định 104/2016/NĐ-CP).

Theo PGS.TS Dương Thị Hồng - Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia, phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, vắc xin COVID-19 được sử dụng hiện nay để tiêm chủng trên diện rộng đã được Bộ Y tế xem xét, cấp phép sử dụng trong tình huống khẩn cấp. Cũng như các thuốc khác thì vắc xin COVID-19 có những tỷ lệ nhất định phản ứng sau khi tiêm vắc xin. Như vậy, các trường hợp có di chứng lâu dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc tử vong sẽ được xem xét chi trả chi phí điều trị và bồi thường theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

>>> Sau khi tiêm vắc xin COVID-19, có nên quay trở lại làm việc hay nghỉ ngơi?

>>> Người bị ung thư tuyến giáp có được tiêm vắc xin COVID-19?

>>> Cơ địa dị ứng, có nên tiêm vắc xin COVID-19?

>>> Tiêm đủ 2 mũi vắc xin COVID-19, có phải cách ly tập trung khi đến địa phương khác?

>>> Sau tiêm vắc xin COVID-19 bao nhiêu ngày có thể hiến máu?

>>> Tiêm vắc xin COVID-19 cùng lúc với các vắc xin khác, nên không AloBacsi ơi?

>>> Bệnh nhân cơ xương khớp, cần ngưng thuốc nào trước và sau khi tiêm vắc xin COVID-19?

>>> Tiêm ngừa COVID-19: Ai đủ điều kiện, ai cần trì hoãn, thận trọng và chống chỉ định?

>>> Những triệu chứng mắc COVID-19 của người đã tiêm vắc xin?

>>> Sau tiêm vắc xin COVID-19, dấu hiệu nào cần đến bệnh viện ngay?

>>> Dấu hiệu sốc phản vệ sau tiêm vắc xin COVID-19?

>>> Khi nào Việt Nam mới đủ vắc xin COVID-19 cho người dân?

>>> Xuất hiện biến chủng mới, vắc xin COVID-19 có còn tác dụng?

>>> Sau tiêm vắc xin COVID-19 bao lâu cơ thể sẽ tạo miễn dịch?

>>> Vắc xin COVID-19 sẽ bảo vệ cơ thể trong bao lâu, liệu có hiệu quả suốt đời?

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X