Hiện tượng tiết sữa bất thường
Thời gian qua, khoa nội tiết của BVĐK Đồng Nai tiếp nhận một số bệnh nhân có chứng tiết sữa bất thường, dù không phải đang trong thai kỳ và giai đoạn cho con bú.
Một sinh viên 22 tuổi, thỉnh thoảng bị đau bụng vùng thượng vị, cơn đau ngày nhiều hơn, kèm buồn nôn và nôn. Bệnh nhân được chẩn đoán là đau bao tử nên được bác sĩ cho uống một số loại thuốc. Một tuần sau khi uống thuốc, bệnh gần như khỏi hẳn. Tuy nhiên, bệnh nhân lại có cảm giác căng tức ở ngực ngày càng nhiều. Bóp nhẹ đầu vú, bệnh nhân thấy có nhiều sữa chảy ra.
Trong nhiều loại thuốc điều trị bệnh hiện nay có những thuốc mà tác dụng phụ của nó gây tiết sữa bất thường. Ảnh: P.Liễu
Sau khi được siêu âm tuyến vú, chụp nhũ ảnh, kết quả đều rất bình thường, nên bệnh nhân được chuyển sang khoa nội tiết. Các bác sĩ ở đây xác định bệnh nhân đã uống thuốc Sulpiride (chuyên trị đau bao tử) và là nguyên nhân gây tiết sữa bất thường. Sau khi khuyến cáo bệnh nhân ngưng thuốc, 2-3 ngày sau hiện tượng tiết sữa đã ngưng hẳn và bệnh nhân không còn cảm giác căng tức vú.
Đó là trường hợp điển hình, được đề cập trong đề tài nghiên cứu khoa học về những trường hợp tiết sữa do thuốc của nhóm bác sĩ khoa nội tiết Bệnh viện đa khoa Đồng Nai. Theo bác sĩ chuyên khoa nội tiết Hà Thị Ngọc, thông thường, trong giai đoạn cuối của thai kỳ, người phụ nữ cũng tiết ra một ít sữa non với lượng không nhiều, chủ yếu là do tác dụng của một hormone tuyến yên có tên là Prolactin, loại hormone này có tác dụng kích thích tuyến vú gây tiết sữa.
Song, cũng có những trường hợp có sự gia tăng Prolactin mà không liên quan đến những trường hợp có thai và cho con bú như trường hợp khối u tuyến yên tăng tiết Prolactin một cách bất thường cũng có thể gây tiết sữa (có thể kèm hiện tượng mất kinh). Thường gặp là những trường hợp tăng tiết Prolactin do tác dụng phụ của một số thuốc và điều đáng ngại là những thuốc này được sử dụng khá phổ biến trong điều trị hàng ngày.
Theo bác sĩ Ngọc, một số loại thuốc có thể gây tăng tiết Prolactin thường gặp là: Phenothiazines (thuốc điều trị các bệnh tâm thần và giảm buồn nôn, nôn nặng), Butyrophenones (nhóm thuốc an thần), Metoclopramide (thuốc an thần và ngăn ngừa chứng buồn nôn), Sulpiride (trị đau bao tử), Pimozide (điều trị loạn tâm thần), Reserpine (điều trị tăng huyết áp), Amphetamine (bổ não, tăng cường trí nhớ), Imipramine (điều trị bệnh trầm cảm, mất ngủ)…
Những loại thuốc này khi sử dụng cần lưu ý: nếu có thay đổi ở ngực thì người bệnh nên ngưng thuốc ngay và sớm đến gặp bác sĩ, mang theo toa thuốc hoặc thuốc để bác sĩ dễ dàng tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng bất thường. Nếu tự nhiên có sữa, nhất là sữa lại kèm theo một chút máu thì cần đi khám ngay và xét nghiệm dịch tiết để loại trừ những nguyên nhân ung thư vú, áp xe vú… Ngoài ra, các bác sĩ có thể giúp chị em phát hiện sớm những khối u bất thường hoặc các bệnh lý ở vú và điều trị kịp thời.
Sau khi được siêu âm tuyến vú, chụp nhũ ảnh, kết quả đều rất bình thường, nên bệnh nhân được chuyển sang khoa nội tiết. Các bác sĩ ở đây xác định bệnh nhân đã uống thuốc Sulpiride (chuyên trị đau bao tử) và là nguyên nhân gây tiết sữa bất thường. Sau khi khuyến cáo bệnh nhân ngưng thuốc, 2-3 ngày sau hiện tượng tiết sữa đã ngưng hẳn và bệnh nhân không còn cảm giác căng tức vú.
Đó là trường hợp điển hình, được đề cập trong đề tài nghiên cứu khoa học về những trường hợp tiết sữa do thuốc của nhóm bác sĩ khoa nội tiết Bệnh viện đa khoa Đồng Nai. Theo bác sĩ chuyên khoa nội tiết Hà Thị Ngọc, thông thường, trong giai đoạn cuối của thai kỳ, người phụ nữ cũng tiết ra một ít sữa non với lượng không nhiều, chủ yếu là do tác dụng của một hormone tuyến yên có tên là Prolactin, loại hormone này có tác dụng kích thích tuyến vú gây tiết sữa.
Song, cũng có những trường hợp có sự gia tăng Prolactin mà không liên quan đến những trường hợp có thai và cho con bú như trường hợp khối u tuyến yên tăng tiết Prolactin một cách bất thường cũng có thể gây tiết sữa (có thể kèm hiện tượng mất kinh). Thường gặp là những trường hợp tăng tiết Prolactin do tác dụng phụ của một số thuốc và điều đáng ngại là những thuốc này được sử dụng khá phổ biến trong điều trị hàng ngày.
Theo bác sĩ Ngọc, một số loại thuốc có thể gây tăng tiết Prolactin thường gặp là: Phenothiazines (thuốc điều trị các bệnh tâm thần và giảm buồn nôn, nôn nặng), Butyrophenones (nhóm thuốc an thần), Metoclopramide (thuốc an thần và ngăn ngừa chứng buồn nôn), Sulpiride (trị đau bao tử), Pimozide (điều trị loạn tâm thần), Reserpine (điều trị tăng huyết áp), Amphetamine (bổ não, tăng cường trí nhớ), Imipramine (điều trị bệnh trầm cảm, mất ngủ)…
Những loại thuốc này khi sử dụng cần lưu ý: nếu có thay đổi ở ngực thì người bệnh nên ngưng thuốc ngay và sớm đến gặp bác sĩ, mang theo toa thuốc hoặc thuốc để bác sĩ dễ dàng tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng bất thường. Nếu tự nhiên có sữa, nhất là sữa lại kèm theo một chút máu thì cần đi khám ngay và xét nghiệm dịch tiết để loại trừ những nguyên nhân ung thư vú, áp xe vú… Ngoài ra, các bác sĩ có thể giúp chị em phát hiện sớm những khối u bất thường hoặc các bệnh lý ở vú và điều trị kịp thời.
AloBacsi.vn
Theo Phương Liễu - Đồng Nai online
Theo Phương Liễu - Đồng Nai online
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình