Giãn tĩnh mạch thừng tinh sẽ vô sinh?
Tôi bị giãn tĩnh mạch thừng tinh. Nghe nói chứng bệnh này dễ dẫn đến vô sinh? (L.H.T - Đồng Nai)
Trả lời:
Giãn tĩnh mạch thừng tinh hiện vẫn là vấn đề y khoa phổ biến, theo nghiên cứu của các nhà y học, bệnh chiếm tỷ lệ khoảng 15% trong giới nam, trong đó 90% là ở bên trái và 10% cho cả hai bên, đặc biệt ở tỷ lệ 40% đối với nam giới vô sinh.
Ảnh minh họa
Bệnh được hiểu đây là tình trạng bệnh lý, trong đó tĩnh mạch thừng tinh bị giãn bất thường của tĩnh mạch tinh và đám rối tĩnh mạch nằm trong bìu. Do hệ thống van của tĩnh mạch tinh bị yếu hoặc không có van, nên có hiện tượng trào ngược máu từ tĩnh mạch thận vào đám rối tĩnh mạch tinh.
Bệnh gặp ở bên trái hơn bên phải. Sở dĩ bên trái gặp nhiều hơn phải đã các nhà y học lý giải, là do cấu trúc giải phẫu của tĩnh mạch tinh phải ngắn và đổ xéo góc vào tĩnh mạch chủ dưới; trong khi đó tĩnh mạch tinh trái dài hơn và đổ gần như vuông góc vào tĩnh mạch thận.
Ngoài ra có một số trường hợp giãn tĩnh mạch tinh do không có van hoặc hệ thống van tĩnh mạch bị suy yếu.
Triệu chứng
Giai đọan đầu bệnh phần lớn các trường hợp ít biểu hiện triệu chứng gì đặc biệt, mà chỉ phát hiện qua thăm khám trực tiếp.
Ở người lớn đến khám thường phát hiện ra sau khi khám vô sinh, còn ở trẻ em đến khám do đau hoặc khó chịu gây ảnh sinh hoạt, thường gặp ở các trẻ em trai trên 10 tuổi.
Khi khám vùng bìu tư thế đứng có thể sờ thấy thừng tinh dày, có nhiều tĩnh mạch giãn mềm đôi khi nổi ngoằn ngèo ở dưới da bìu phía trên tinh hoàn; sờ có cảm giác như “búi giun”, tùy theo các mức độ giãn tĩnh mạch thừng tinh mà có thể nhận biết qua thăm khám lâm sàng hoặc cần thêm các thăm khám bằng siêu âm màu để phát hiện luồng trào ngược máu từ tĩnh mạch thận hoặc tĩnh mạch chủ vào tĩnh mạch tinh.
Điều trị
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh hiện nay điều trị nội khoa chưa đem lại kết quả, mà chủ yếu cho phương pháp điều trị ngoại khoa.
Bbệnh có chỉ định phẫu thuật khi giãn tĩnh mạch tinh lớn gây khó chịu hoặc đau tức bìu kéo dài, cản trở trong sinh hoạt, thể tích tinh hoàn nhỏ hơn 3ml, thay đổi tinh dịch đồ ở người trưởng thành trên 18 tuổi, nguyên nhân gây vô sinh nam giới.
Đối với những trường hợp khám lâm sàng không sờ thấy, chỉ định điều trị ngoại khoa hiện còn tranh luận.
Xu hướng hiện nay là điều trị bằng vi phẫu thuật, với ưu điểm của phương pháp là nhờ kính hiển vi mà phẫu thuật viên dễ nhận biết và bảo tồn động mạch tinh và hệ bạch mạch, tránh biến chứng như teo tinh hoàn hoặc tràn dịch tinh mạc
Hhiện nay vi phẫu đường bẹn hay dưới bẹn được xem là tiêu chuẩn vàng trong điều trị giản tĩnh mạch thừng tinh.
AloBacsi.vn
Theo BS CKI. Trần Giang - Sức khỏe và Đời sống
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình