Đúng - Sai về bệnh cảm
Bệnh cảm là một bệnh khá phổ biến trong đời sống hằng ngày, tuy nhiên không phải ai cũng đã nhận thức được đầy đủ tính chất của bệnh cảm.
Đi ngoài trời lạnh sẽ bị cảm?
Sai. Có khoảng 200 loại virus gây cảm và các triệu chứng như đau cổ họng, chảy nước mũi và hắt hơi. Thường gặp nhất là hai nhóm virus: Rhinovirus và corona. Virus nào cũng đều hoạt động quanh năm, nhưng phần đông chúng ta bị nhiễm cảm vào mùa đông (khoảng 60%). Có lẽ vì vào mùa đông, người ta thường ở trong nhà nhiều hơn và tiếp xúc với người khác gần hơn.
Một năm bị cảm 3 lần là bình thường?
Đúng. Trung bình, người lớn thường bị cảm 3 lần/năm nhưng cũng không phải bất thường nếu ai đó bị 6 lần. Tỉ lệ mắc bệnh cảm cao nhất là ở em bé và trẻ đang tập đi, vì hệ miễn dịch của chúng chưa phát triển. Trẻ đi học có thể nhiễm cảm cả chục lần trong năm. Con số này sẽ giảm theo độ tuổi. Những người có hệ miễn dịch tốt đối với nhiều loại virus có thể chỉ bị cảm 1-2 lần, hoặc thậm chí không.
Thường xuyên rửa tay giúp bạn chống cảm?
Đúng. Nhiều người bị cảm do tiếp xúc tay, khi virus cảm còn sống sót ở ly tách, điện thoại, bàn phím máy vi tính, sách báo… Rửa tay là một cách ngừa nhiễm bệnh rất tốt cho bản thân lẫn người thân. Dùng chất tẩy trùng xịt lên điện thoại… là một cách tốt để diệt các virus còn luẩn quẩn đâu đó.
Đau cổ họng luôn do cảm gây ra?
Sai. Có một số lượng lớn virus đường hô hấp có thể gây đau cổ họng. Đau cổ họng có thể do nhiễm trùng, thông thường là vi khuẩn streptococcus (vi khuẩn liên cầu).
Trạng thái tinh thần tích cực có thể giúp giảm bớt cơn cảm?
Đúng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người có cái nhìn vui vẻ, lạc quan mau hết cảm hơn người khó tính hoặc hay phiền muộn. Giả thiết là tinh thần sảng khoái và minh mẫn sẽ làm cho virus cảm hết đất tồn tại.
Hầu hết bệnh cảm đều bị lây ở công sở?
Sai. Nghiên cứu cho thấy, rất ít trường hợp bị lây cảm ở công sở, mà đa số là từ các thành viên trong gia đình. Tuy vậy, nếu nghề nghiệp của bạn phải tiếp xúc với nhiều người - chẳng hạn giáo viên, y tá, giữ trẻ và công nhân nhà máy - thì có nguy cơ bị cảm cao hơn.
Bệnh cảm thường dứt trong một tuần?
Đúng. Nhưng có thể khác. Cảm mạo có thể hết trong vòng 1-2 ngày, không triệu chứng hoặc rát cổ họng, hắt hơi hay ngứa mũi. Cảm nhẹ thường kéo dài 3-5 ngày, thỉnh thoảng hắt hơi, theo sau là đau rát cổ họng, và 1-2 ngày sau sẽ bị sổ mũi. Cảm nặng xem ra giống cúm hơn, nhưng các triệu chứng chính thường hết trong một tuần.
Kẽm có thể giúp giảm triệu chứng cảm?
Đúng. Nghiên cứu mới đây cho thấy rằng kẽm có trong hải sản và hạt (thực vật) hay viên bổ sung kẽm… có thể giúp giảm nghẹt mũi, ho và đau cổ họng. Kẽm được xem là chất kích thích một hormon có liên quan đến sự phát triển tế bào T, tế bào miễn dịch cơ thể.
Không có thuốc chữa dứt bệnh cảm?
Đúng. Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu, nhưng chưa khám phá được cách nào chữa dứt cảm thông thường, hiện có nhiều loại thuốc (không cần theo toa bác sĩ) có thể giảm dịu các triệu chứng, nhưng nó không thật sự chữa dứt.
Cảm có thể phát triển thành bệnh nghiêm trọng hơn?
Đúng. Virus cảm có thể làm suy giảm các mô bảo vệ trong đường hô hấp và cho phép vi khuẩn hành động và gây bội nhiễm. Các virus có thể làm yếu vỏ tế bào, giúp cho vi khuẩn lớn hơn thâm nhập dễ dàng và gây bệnh khác hiểm nghèo hơn cảm, chẳng hạn viêm xoang, viêm tai, viêm phế quản, viêm màng não, hen suyễn và viêm màng ngoài tim. Nếu bạn bị cảm và phát triển thành ho đau hoặc các triệu chứng nghiêm trọng hơn thì nên đến gặp bác sĩ ngay.
Vitamin C chữa cảm?
Sai. Mặc dù vitamin C là cách chữa cảm phổ biến nhất, nhưng chưa có chứng cứ thuyết phục nào cho thấy nó có thể giúp ngừa hay chữa cảm. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên chúng ta tăng liều vitamin C nhận vào trong khi cảm để làm dịu triệu chứng và rút ngắn thời gian bệnh.
Xông hơi có thể giúp chữa cảm?
Đúng. Ông bà chúng ta thường dùng cách này để chữa cảm. Thực tế nó cũng rất hiệu quả trong việc chống lại virus cảm. Theo một nghiên cứu, các triệu chứng cảm sau khi hít hơi nước ở 43oC sẽ giảm. Nhiệt độ cần phải chính xác để đạt hiệu quả cao. Do vậy, bạn nên dùng thiết bị hiện đại thay vì dùng theo phương pháp cổ truyền. Không rõ nhiệt độ cao có giết được virus cảm hay không, nhưng nó giết được khá nhiều loại virus.
Bệnh cúm chỉ là một tên khác của cảm nặng?
Sai hoàn toàn. Bệnh cúm khác xa với cảm, mặc dù cả hai giống nhau ở giai đoạn đầu - đều gây đau cổ họng, tứ chi ê ẩm và nhức đầu. Tuy nhiên, cảm ít gây sốt và hiếm khi làm thân nhiệt cao hơn 38,8oC, trong khi cúm có thể làm thân nhiệt bạn lên trên 39,4oC. Một điểm khác nhau nữa là khi bị cảm thì bạn có thể chảy nước mắt, còn cúm làm mắt bạn bị đau (đồng thời với đau lưng và tứ chi). Bệnh cúm thường lâu hết gấp đôi so với cảm. Cúm còn dẫn đến viêm phổi, gây nguy hiểm nặng cho sức khỏe của những người trẻ tuổi hoặc người cao tuổi, cũng như ở người bệnh tim, ngực, hệ miễn dịch và rối loạn chức năng thận.
Sai. Có khoảng 200 loại virus gây cảm và các triệu chứng như đau cổ họng, chảy nước mũi và hắt hơi. Thường gặp nhất là hai nhóm virus: Rhinovirus và corona. Virus nào cũng đều hoạt động quanh năm, nhưng phần đông chúng ta bị nhiễm cảm vào mùa đông (khoảng 60%). Có lẽ vì vào mùa đông, người ta thường ở trong nhà nhiều hơn và tiếp xúc với người khác gần hơn.
Một năm bị cảm 3 lần là bình thường?
Đúng. Trung bình, người lớn thường bị cảm 3 lần/năm nhưng cũng không phải bất thường nếu ai đó bị 6 lần. Tỉ lệ mắc bệnh cảm cao nhất là ở em bé và trẻ đang tập đi, vì hệ miễn dịch của chúng chưa phát triển. Trẻ đi học có thể nhiễm cảm cả chục lần trong năm. Con số này sẽ giảm theo độ tuổi. Những người có hệ miễn dịch tốt đối với nhiều loại virus có thể chỉ bị cảm 1-2 lần, hoặc thậm chí không.
Thường xuyên rửa tay giúp bạn chống cảm?
Đúng. Nhiều người bị cảm do tiếp xúc tay, khi virus cảm còn sống sót ở ly tách, điện thoại, bàn phím máy vi tính, sách báo… Rửa tay là một cách ngừa nhiễm bệnh rất tốt cho bản thân lẫn người thân. Dùng chất tẩy trùng xịt lên điện thoại… là một cách tốt để diệt các virus còn luẩn quẩn đâu đó.
Đau cổ họng luôn do cảm gây ra?
Sai. Có một số lượng lớn virus đường hô hấp có thể gây đau cổ họng. Đau cổ họng có thể do nhiễm trùng, thông thường là vi khuẩn streptococcus (vi khuẩn liên cầu).
Trạng thái tinh thần tích cực có thể giúp giảm bớt cơn cảm?
Đúng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người có cái nhìn vui vẻ, lạc quan mau hết cảm hơn người khó tính hoặc hay phiền muộn. Giả thiết là tinh thần sảng khoái và minh mẫn sẽ làm cho virus cảm hết đất tồn tại.
Hầu hết bệnh cảm đều bị lây ở công sở?
Sai. Nghiên cứu cho thấy, rất ít trường hợp bị lây cảm ở công sở, mà đa số là từ các thành viên trong gia đình. Tuy vậy, nếu nghề nghiệp của bạn phải tiếp xúc với nhiều người - chẳng hạn giáo viên, y tá, giữ trẻ và công nhân nhà máy - thì có nguy cơ bị cảm cao hơn.
Bệnh cảm thường dứt trong một tuần?
Đúng. Nhưng có thể khác. Cảm mạo có thể hết trong vòng 1-2 ngày, không triệu chứng hoặc rát cổ họng, hắt hơi hay ngứa mũi. Cảm nhẹ thường kéo dài 3-5 ngày, thỉnh thoảng hắt hơi, theo sau là đau rát cổ họng, và 1-2 ngày sau sẽ bị sổ mũi. Cảm nặng xem ra giống cúm hơn, nhưng các triệu chứng chính thường hết trong một tuần.
Kẽm có thể giúp giảm triệu chứng cảm?
Đúng. Nghiên cứu mới đây cho thấy rằng kẽm có trong hải sản và hạt (thực vật) hay viên bổ sung kẽm… có thể giúp giảm nghẹt mũi, ho và đau cổ họng. Kẽm được xem là chất kích thích một hormon có liên quan đến sự phát triển tế bào T, tế bào miễn dịch cơ thể.
Không có thuốc chữa dứt bệnh cảm?
Đúng. Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu, nhưng chưa khám phá được cách nào chữa dứt cảm thông thường, hiện có nhiều loại thuốc (không cần theo toa bác sĩ) có thể giảm dịu các triệu chứng, nhưng nó không thật sự chữa dứt.
Cảm có thể phát triển thành bệnh nghiêm trọng hơn?
Đúng. Virus cảm có thể làm suy giảm các mô bảo vệ trong đường hô hấp và cho phép vi khuẩn hành động và gây bội nhiễm. Các virus có thể làm yếu vỏ tế bào, giúp cho vi khuẩn lớn hơn thâm nhập dễ dàng và gây bệnh khác hiểm nghèo hơn cảm, chẳng hạn viêm xoang, viêm tai, viêm phế quản, viêm màng não, hen suyễn và viêm màng ngoài tim. Nếu bạn bị cảm và phát triển thành ho đau hoặc các triệu chứng nghiêm trọng hơn thì nên đến gặp bác sĩ ngay.
Vitamin C chữa cảm?
Sai. Mặc dù vitamin C là cách chữa cảm phổ biến nhất, nhưng chưa có chứng cứ thuyết phục nào cho thấy nó có thể giúp ngừa hay chữa cảm. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên chúng ta tăng liều vitamin C nhận vào trong khi cảm để làm dịu triệu chứng và rút ngắn thời gian bệnh.
Xông hơi có thể giúp chữa cảm?
Đúng. Ông bà chúng ta thường dùng cách này để chữa cảm. Thực tế nó cũng rất hiệu quả trong việc chống lại virus cảm. Theo một nghiên cứu, các triệu chứng cảm sau khi hít hơi nước ở 43oC sẽ giảm. Nhiệt độ cần phải chính xác để đạt hiệu quả cao. Do vậy, bạn nên dùng thiết bị hiện đại thay vì dùng theo phương pháp cổ truyền. Không rõ nhiệt độ cao có giết được virus cảm hay không, nhưng nó giết được khá nhiều loại virus.
Bệnh cúm chỉ là một tên khác của cảm nặng?
Sai hoàn toàn. Bệnh cúm khác xa với cảm, mặc dù cả hai giống nhau ở giai đoạn đầu - đều gây đau cổ họng, tứ chi ê ẩm và nhức đầu. Tuy nhiên, cảm ít gây sốt và hiếm khi làm thân nhiệt cao hơn 38,8oC, trong khi cúm có thể làm thân nhiệt bạn lên trên 39,4oC. Một điểm khác nhau nữa là khi bị cảm thì bạn có thể chảy nước mắt, còn cúm làm mắt bạn bị đau (đồng thời với đau lưng và tứ chi). Bệnh cúm thường lâu hết gấp đôi so với cảm. Cúm còn dẫn đến viêm phổi, gây nguy hiểm nặng cho sức khỏe của những người trẻ tuổi hoặc người cao tuổi, cũng như ở người bệnh tim, ngực, hệ miễn dịch và rối loạn chức năng thận.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình