Điều trị và khắc phục rối loạn lo âu như thế nào?
Rối loạn lo âu có thể là tình trạng thoáng qua, nhưng cũng có thể là bệnh lý do căng thẳng kéo dài không được điều trị. Dưới đây là chia sẻ của TS.BS Nguyễn Thanh Bình về vấn đề này.
1. Tình trạng rối loạn lo âu không phải bệnh lý?
Tình trạng rối loạn trí nhớ, đôi khi chỉ là vấn đề thoáng qua, nhưng có thể là vấn đề bệnh lý thật sự. Hiện nay, các bạn trẻ thường chủ quan cho rằng, tình trạng rối loạn lo âu, rối loạn trí nhớ mình đang gặp phải chỉ là tạm thời và sẽ khỏi trong thời gian ngắn. Đây có phải suy nghĩ phổ biến hiện nay, và BS nghĩ sao về điều này?
TS.BS Nguyễn Thanh Bình trả lời: Hiện nay, có rất nhiều người cho rằng, rối loạn lo âu là vấn đề tạm thời, không phải bệnh lý, dẫn đến việc chủ quan đi khám bệnh trễ. Nếu tình trạng rối loạn chỉ diễn ra tạm thời trong thời gian ngắn thì đây là vấn đề không đáng lo ngại. Ngược lại, tình trạng trên kéo dài, có biểu hiện thay đổi tính tình, hành vi…Người bệnh nên đi khám để được điều trị kịp thời.
Ngoài ra, việc xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý về rối loạn lo âu nhưng người bệnh không đi khám, thời gian lâu sẽ ảnh hưởng đến thể chất, gây ra bệnh cơ thể tâm sinh (Bệnh cơ thể sinh ra do tâm lý) gồm: tim mạch, rối loạn nhịp tim, loét dạ dày, các vấn đề về tiêu hóa,...
2. Bệnh nhân thường đến gặp BS khi rối loạn lo âu nằm ở giai đoạn nào?
Thưa BS, Với những người trẻ khi đến gặp BS để kiểm tra thì bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nào? Việc điều trị cho bệnh nhân ở giai đoạn đó gặp khó khăn như thế nào?
TS.BS Nguyễn Thanh Bình trả lời: Hiện nay, khi bệnh nhân đến gặp BS điều trị, tình trạng rối loạn lo âu đã ở giai đoạn muộn với các triệu chứng: ảnh hưởng đến giấc ngủ, cảm xúc, trầm cảm, lo âu kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập, lao động hàng ngày….Khi đó, việc điều trị phải phụ thuộc vào chuyên khoa và trở nên khó khăn hơn. Người bệnh phải điều trị kết hợp dùng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc.
3. Trầm cảm, stress kéo dài gây hại như thế nào?
Khi gặp các vấn đề stress, trầm cảm,... Nếu không điều trị, bệnh có dẫn đến mãn tính hay không?
TS.BS Nguyễn Thanh Bình trả lời: Khi bị stress hay trầm cảm mà không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ dẫn đến các bệnh lý mãn tính. Từ đó, gây khó khăn và kéo dài thời gian việc điều trị. Sau điều trị, quá trình cai thuốc và thích nghi phải diễn ra theo lộ trình để cơ thể dần ổn định, kết hợp các biện pháp không dùng thuốc để đạt hiệu quả điều trị.
4. Điều trị rối loạn lo âu bằng phương pháp không dùng thuốc?
Điều trị rối loạn lo âu theo phương pháp không dùng thuốc như thế nào? Khi điều trị theo phương pháp này sẽ gặp phải những vấn đề gì?
TS.BS Nguyễn Thanh Bình trả lời: Điều trị rối loạn lo âu theo phương pháp không dùng thuốc được chia làm 2 phần:
Liệu pháp nhận thức hành vi: Người bệnh bắt đầu bằng việc suy nghĩ tiêu cực, dẫn đến trầm cảm, từ đó gây ra các rối loạn hành vi. Liệu pháp này giúp người bệnh phân tích suy nghĩ đúng/sai, sau đó làm thay đổi suy nghĩ của họ, giúp người bệnh thay đổi cảm xúc và cuối cùng là làm chủ được cảm xúc, hành vi của bản thân.
Với liệu pháp này, người bệnh sẽ tránh được tác dụng phụ khi phải điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, nhược điểm của liệu pháp này là cần một bác sĩ tâm lý có kỹ năng, kinh nghiệm. Bên cạnh đó, liệu pháp còn phụ thuộc vào mức độ hợp tác của người bệnh và thời gian. Vì điều trị theo liệu pháp này cần khá nhiều thời gian.
Liệu pháp thay đổi lối sống và hành vi: Chúng ta không thể dự phòng tất cả những vấn đề về suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, rối loạn lo âu… Tuy nhiên, việc thay đổi lối sống tích cực có thể giúp cải thiện một phần. Người bệnh có thể tập những thói quen sau đây để giúp cải thiện tình trạng rối loạn lo âu:
- Các hoạt động như: tập thiền, yoga…giúp chúng ta bình tĩnh hơn, có nhìn nhận khác về những vấn đề khiến mình stress.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, điều độ. Ăn nhiều rau xanh, ưu tiên thịt trắng, thịt không có da.
- Uống đủ nước.
- Tránh rượu bia.
- Tập thể dục.
Đồng thời, người mắc chứng rối loạn lo âu cần tập giao lưu xã hội. Vì khi mắc phải vấn đề này, họ sẽ thu mình và tự cô lập, cách ly khỏi xã hội. Điều này rất nguy hiểm.
Trong công việc, hoạt động hàng ngày, người bệnh cần lập kế hoạch cụ thể để tránh stress, quá tải, căng thẳng…
5. Làm thế nào để khắc phục tình trạng suy giảm trí nhớ?
Việc cải thiện trí nhớ luôn là mong muốn của những người đang đối diện với stress mỗi ngày. Vậy có giải pháp nào để khắc phục tình trạng suy giảm trí nhớ, thưa BS?
TS.BS Nguyễn Thanh Bình trả lời: Trí nhớ của mỗi người là khác nhau, việc cải thiện trí nhớ cũng không thể phục hồi hoàn toàn. Một số biện pháp khắc phục suy giảm trí nhớ, bao gồm:
- Tập luyện thể lực là điều quan trọng nhất: Đi bộ ít nhất 30-60 phút/ngày, thực hiện ít nhất 5 lần/tuần. Đối với người không có quá nhiều thời gian cho việc luyện tập, nên dành ít nhất 10 phút/ngày cho việc đi bộ. Vì khi chúng ta rèn luyện thể lực sẽ giúp tăng lưu lượng máu lên cơ, lên toàn thân và lên não.
- Rèn luyện trí não: Để bộ não hoạt động thường xuyên sẽ giúp cải thiện chức năng của não. Bạn có thể học thêm ngoại ngữ, chơi thêm nhạc cụ, chơi các trò chơi trí não, đọc sách…
- Giao lưu xã hội: Giúp tâm hồn rộng mở, trí tuệ lưu thông.
- Lập kế hoạch về hoạt động trong ngày: Lập các ghi chú trong sổ, bằng điện thoại thông minh…cài nhắc nhở, hẹn giờ thông báo các công việc bạn cần làm hàng ngày. Không làm quá nhiều việc cùng một lúc, nên thực hiện và hoàn thành từng công việc đã lập ra. Điều này tránh để não hoạt động quá mức.
- Chế độ sinh hoạt hợp lý: Ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ, thư giãn, xả stress sau một tuần làm việc.
6. Cần làm gì để bảo vệ tế bào thần kinh trong giai đoạn tiêu hủy?
Người trẻ cho rằng tế bào thần kinh hoạt động rất tốt. Tuy nhiên, một con số thống tế cho thấy khoảng 25-30 tuổi, tế bào thần kinh bắt đầu tiêu hủy. Điều làm nhiều người ngạc nhiên là ở độ tuổi này, chúng ta có thể mất 3000 tế bào thần kinh mỗi ngày. Và tế bào thần kinh này không có khả năng tái tạo. Thưa BS, khi tế bào thần kinh ngày càng tiêu hủy, chúng ta phải làm gì để bảo vệ?
TS.BS Nguyễn Thanh Bình trả lời: Thực tế, khoa học đã chứng minh có một số thuốc có thể bảo vệ như vitamin A, C, E, axit Lipoic giúp bảo vệ, chống gốc tự do phá hủy tế bào não. Ngoài ra, một số thuốc như EGb 761 chiết xuất từ Ginkgo biloba, chứa thành phần flavone glycoside có khả năng chống oxy hóa cao, Terpene lactones giúp cải thiện lưu thông máu bằng cách làm giãn mạch máu và giảm độ “dính” của tiểu cầu, giúp tăng lưu lượng tuần hoàn máu. Từ đó giúp cải thiện trí nhớ của người bệnh.
7. Tiêu chí lựa chọn sản phẩm hỗ trợ khắc phục suy giảm trí nhớ?
Hoạt chất Ginkgo biloba được bán phổ biến trên thị trường với Ginkgo biloba (Egb761) khác nhau như thế nào?
TS.BS Nguyễn Thanh Bình trả lời: Các loại Ginkgo biloba được phân biệt dựa trên thành phần chiết xuất. Đối với Ginkgo biloba (Egb761) đã được chứng minh giúp tăng lưu lượng tuần hoàn máu não, chống oxy hóa. Ngoài ra, Ginkgo biloba (Egb761) còn có tác dụng điều trị ở giai đoạn suy giảm nhận thức nhẹ và trung bình.
8. Thế nào là chế độ ăn Địa Trung Hải?
Thưa BS, hiện em đang xây dựng chế độ ăn uống theo phương pháp Địa Trung Hải, xin BS cho em lời tư vấn về phương pháp này?
TS.BS Nguyễn Thanh Bình trả lời: Chế độ ăn Địa Trung hải đã được chứng minh có khả năng dự phòng suy giảm nhận thức. Khẩu phần ăn của chế độ này sẽ giàu cá, giàu rau xanh, tránh thịt, có thể kết hợp một lượng nhỏ rượu vang.
Nguồn gốc của tên gọi này là do sự phát hiện ở khu vực Địa Trung hải, tỷ lệ người dân có tỷ lệ suy giảm nhận thức rất thấp. Vì vậy, đã có những nghiên cứu cho ra kết quả về sự khác biệt ở chế độ dinh dưỡng của người dân nơi đây so với những vùng khác.
9. Phương pháp đối phó với stress?
Thưa BS, ở người trẻ, rối loạn lo âu, suy giảm trí nhớ chỉ là vấn đề thoáng qua ở người trẻ. Tuy nhiên, tính nhất công việc của em là phải đối mặt liên tục với deadline, dẫn đến căng thẳng và stress liên tục. Vậy có giải pháp nào trước những thời điểm em phải đối mặt với các deadline tiếp theo không ạ?
TS.BS Nguyễn Thanh Bình trả lời: Đầu tiên, bạn phải học cách sống chung với stress nếu không thể đổi việc. Bạn nên học cách đối phó với stress bằng cách có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý; sinh hoạt điều độ; đưa stress vào một lối nghĩ tích cực để có thể kiểm soát stress tốt nhất; tập thích nghi dần với stress; đưa ra biện pháp giải tỏa như đi chơi, tụ tập bạn bè, du lịch…để giảm căng thẳng.
10. Kiểm soát stress do công việc?
Thưa BS, năm nay mẹ em đã 78 tuổi, không thể sinh hoạt nên hàng ngày em là người chăm sóc cho mẹ. Tuy nhiên, sau thời gian chăm sóc kéo dài, em đã bị stress do công việc như quay vòng tròn. Xin hỏi BS, giờ em phải làm sao để kiểm soát được vấn đề này?
TS.BS Nguyễn Thanh Bình trả lời: Khi bạn gặp tình trạng căng thẳng, bạn nên kêu gọi sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Nếu cảm thấy quá tải, bạn có thể nhờ mọi người trong nhà, hàng xóm… chăm bà một buổi sáng. Lúc này, bạn có thể dành thời gian cho bản thân, làm đẹp, mua sắm,....để giải tỏa căng thẳng.
Bạn nên tập luyện việc hít thở sâu, khi thở ra, bạn nên nghĩ đến những từ: không sao, tốt thôi, rồi sẽ không sao, kệ nó…Đó là cách đưa stress đi ra ngoài, giảm căng thẳng. Việc tập thở còn giúp tác dụng lên hệ thần kinh thực vật, điều trị huyết áp, điều hòa nhịp tim, điều trị huyết áp trong dạ dày.
Bên cạnh đó, bạn nên thay đổi suy nghĩ theo chiều hướng tích cực, về những điều mình từng trải nghiệm. Bạn còn có thể viết sách, nghe nhạc, mua sắm,...
11. Làm thế nào để khắc phục vấn đề suy giảm trí nhớ người cao tuổi?
Chào BS, năm nay mẹ em đã 81 tuổi, cách đây 1-2 năm trí nhớ của mẹ rất minh mẫn. Tuy nhiên thời gian gần đây mẹ em không còn nhớ ra ai thậm chí là người thân. Đây có phải là vấn đề suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi không? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này ạ?
TS.BS Nguyễn Thanh Bình trả lời: Theo tình trạng trên, có thể mẹ của bạn đã mắc vấn đề sa sút trí tuệ, 70% khả năng mắc bệnh Alzheimer. Bạn nên đưa mẹ đi khám chuyên khoa, làm xét nghiệm xác định nguyên nhân để đưa ra giải pháp. Hiện chúng ta đã có thuốc làm chậm lại tiến trình phát triển bệnh.
Ngoài phương pháp dùng thuốc mà các bác sĩ làm để tăng cường trí nhớ cho bà. Người nhà có thể giúp bà tìm lại hồi ức bằng album hình. Ánh sáng tự nhiên và tốt nhất. Điều này giúp cải thiện bệnh lý mẹ chị đã dùng.
Liệu pháp thú cưng, người nhà nên để bà làm những điều bà còn có thể làm được như chăm sóc chó, mèo… Điều đó giúp tình trạng suy giảm trí nhớ của mẹ chị được cải thiện một phần và chống trầm cảm ở người cao tuổi.
Liệu pháp âm nhạc, hồi trẻ bà thích nghe loại nhạc gì? Ví dụ bà thích nghe cải lương, mở cải lương cho bà nghe, giúp kích thích não bộ. Đồng thời, mọi người cần nói chuyện, tương tác nhiều hơn hàng ngày với ông bà. Tạo nên hình ảnh gia đình đầm ấm, hạnh phúc con cháu. Hãy giữ bố mẹ ở chúng với mình càng lâu càng tốt.
>>> 11 câu hỏi liên quan đến vấn đề stress ở người trẻ hiện nay
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình