Hotline 24/7
08983-08983

Điều trị thiếu máu thiếu sắt: Lựa chọn loại sắt nào để đạt hiệu quả điều trị tốt mà vẫn an toàn trên tiêu hóa?

Ước tính có hơn 9 triệu người Việt Nam bị thiếu máu, trong đó 50-75% là nguyên nhân thiếu sắt. Thay đổi về chế độ dinh dưỡng có thể là chưa đủ với những bệnh nhân này, bởi khi triệu chứng thiếu máu xuất hiện người bệnh đã trải qua một thời gian dài bị thiếu sắt & lượng sắt dự trữ trong cơ thể đã cạn kiệt. Do đó việc bổ sung các loại sắt uống với những trường hợp thiếu máu thiếu sắt là cần thiết, tuy nhiên các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như đau dạ dày, táo bón, tiêu chảy cũng như khả năng hấp thụ sắt kém dần theo thời gian là những rào cản khiến việc sử dụng các loại sắt uống không mang lại hiệu quả như mong đợi. Với những cải tiến đặc biệt về công thức bào chế, sắt protein succinylate, một loại sắt thế hệ mới, đã cho thấy những thay đổi toàn diện so với các nhóm sắt cổ điển. Với ưu thế vượt trội về khả năng hấp thu ổn định & tính an toàn tối ưu trên tiêu hóa, sắt protein succinylate đã mang đến cho các bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt tại Việt Nam một lựa chọn mới, an toàn & hiệu quả, đặc biệt cho các đối tượng trẻ em, phụ nữ có thai và những người “nhạy cảm” tiêu hóa.

Đây là những thông tin quan trọng được các chuyên gia chia sẻ trong buổi hội thảo “Thiếu máu thiếu sắt: Vấn đề không của riêng ai” do Tập đoàn dược phẩm đa quốc gia Italfarmaco phối hợp cùng Công ty dược phẩm Sang Pharma tổ chức, phát sóng trên AloBacsi vào ngày 12/4/2023 vừa qua.

Chương trình thu hút hơn 200 người tham dự là các dược sĩ đến từ các tỉnh thành phía Nam và hàng nghìn người theo dõi trực tiếp trên AloBacsi và fanpage Kho tài liệu Y dược

1. Thiếu máu thiếu sắt: Triệu chứng đa dạng, nhưng ít được quan tâm

Trong bài báo cáo “Thiếu máu thiếu sắt: Vấn đề không của riêng ai”, ThS.BS Lê Đình Phương -  Trưởng khoa Phòng khám, Bệnh viện Pháp Việt (FV) nhấn mạnh: bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt. Trong đó, nhóm người có nguy cơ cao thường gặp ở nhà thuốc mà các dược sĩ cần lưu ý bao gồm: trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ có thời gian kinh nguyệt > 7 ngày (rong kinh, cường kinh), người mắc các bệnh tiêu hóa mạn tính, sử dụng NSAIDs, thuốc chống đông, kháng kết tập tiểu cầu (phổ biến nhất là Aspirin), ở người điều trị nội trú như bệnh nhân ung thư (đặc biệt sau hóa trị, xạ trị), bệnh nhân suy thận - lọc máu, người sau phẫu thuật.

Các chia sẻ từ thực tế lâm sàng thú vị của các chuyên gia trong việc nhận diện, xử trí thiếu máu thiếu sắt trở thành lý do khiến hội thảo thu hút, nhận được sự quan tâm chú ý của người tham dự đến giây phút cuối cùng

Thiếu máu gây những ảnh hưởng không thể hồi phục đến trí thông minh, sự phát triển của trẻ em; đồng thời cũng tác động đến sức khỏe của mẹ và bé trong các giai đoạn trước - sau khi sinh (với mẹ là nguy cơ sinh non, tiền sản giật, trầm cảm, tăng huyết áp thai kỳ, nguy cơ xuất huyết; với em bé là nguy cơ cân nặng thai nhi thấp, thiếu máu sơ sinh...).

“Đặc biệt thiếu máu khiến những người mắc các bệnh mạn tính giảm khả năng phục hồi, làm xấu đi tình trạng bệnh lý sẵn có, tăng tỷ lệ nhập viện và tử vong. Guideline mới nhất trong hội nghị Tim mạch Hoa Kỳ và châu Âu lưu ý vấn đề thiếu sắt trên bệnh nhân suy tim, suy thận, nhiễm trùng vết mổ, bởi vì khi thiếu máu sẽ không đủ dưỡng chất nuôi mô khiến vết thương mấy tháng không lành” - ThS.BS Lê Đình Phương cho biết.

Đặc biệt trên đối tượng phụ nữ, chuyên gia nhấn mạnh “Không có gì làm người phụ nữ tàn tạ bằng thiếu máu thiếu sắt”.

ThS.BS Lê Đình Phương -  Trưởng khoa Phòng khám, Bệnh viện Pháp Việt (FV)

Lưu ý là tình trạng thiếu máu thiếu sắt có thể nhầm lẫn với bệnh di truyền Thalassemia với các chỉ số xét nghiệm tương tự. Thalassemia là một loại thiếu máu khá thường gặp ở Việt Nam, với khoảng 10% dân số mang gen bệnh. Tuy nhiên thường chỉ gặp bệnh nhân Thalassemia thể nhẹ tại nhà thuốc. Có thể xác định Thalassemia bằng điện di hemoglobin. Đối với thiếu máu thiếu sắt, khi điện di hemoglobin hồng cầu sẽ bình thường. “Ngoài ra, trên trẻ Thalassemia thể nặng, do phóng thích Bilirubin nên thỉnh thoảng mắt sẽ có màu vàng đậm, còn thiếu máu thiếu sắt màu vàng rơm (vàng nhạt)” - bác sĩ cho biết.

Thiếu máu thường là tình trạng mạn tính, kéo dài từ năm này qua năm khác, nhiều người bị thiếu máu thiếu sắt nhưng hoàn toàn không hay biết.

Bên cạnh đó, các triệu chứng của thiếu máu thiếu sắt khá phong phú, với những đặc trưng như xanh xao, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, tay chân lạnh, chóng mặt, tim đập nhanh, đau khớp, móng tay bẹt (lõm) như cái muỗng và có đường sọc, dễ gãy - gặp khi thiếu máu, thiếu sắt nặng); teo gai lưỡi (lưỡi mất gai); tóc khô, rụng, dễ gãy…

Theo chuyên gia, các dược sĩ hoàn toàn có thể nhận diện bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt qua các triệu chứng điển hình khi bệnh nhân đến tại nhà thuốc

Do vậy, ThS.BS Lê Đình Phương khuyến cáo các dược sĩ khi tiếp xúc với bệnh nhân tại nhà thuốc, để xác định thiếu máu thiếu sắt thì trước tiên cần quan sát các triệu chứng như trên. Ngoài ra, nên hỏi thêm bệnh sử của người bệnh như: có uống nhiều cà phê, uống các loại thuốc dạ dày và luôn luôn nhớ hỏi có uống aspirin hay kháng viêm NSAIDs không.

Trong trường hợp thiếu các xét nghiệm chuyên biệt về sắt, khi không thể xác định chắc chắn thiếu máu có phải do thiếu sắt hay không thì có thể điều trị thử với sắt uống và kiểm tra đáp ứng sau 1 tháng qua các cải thiện về triệu chứng, khí sắc và qua các xét nghiệm Hb hoặc hồng cầu lưới. Nếu đúng là thiếu sắt thì triệu chứng sẽ giảm rõ rệt, Hb và hồng cầu lưới tăng vọt ngoạn mục ngay trong 1-2 tuần đầu.

Trưởng khoa Phòng khám Bệnh viện Pháp Việt nhấn mạnh bắt buộc phải tìm nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt, bởi “trong cơ thể không có gì tự nhiên mất đi”. Đặc biệt cần lưu ý khi gặp thiếu máu nặng ở nam giới, bởi không như nữ giới, thường bị mất máu qua kinh nguyệt, thiếu máu ở nam giới có thể là dấu hiệu của các ung thư dạ dày, đại trực tràng. Những bệnh nhân này nên được khuyên đến bệnh viện để được tầm soát và loại trừ các bệnh lý ung thư tiêu hóa nguy hiểm.

ThS.BS Lê Đình Phương cũng cho biết: “Uống sắt với lượng vừa phải (khoảng 40-60mg sắt nguyên tố/ ngày) rất an toàn, bởi cơ thể đã có cơ chế tự nhiên đảm bảo chỉ hấp thu vừa đủ lượng sắt cần thiết, đó là lý do các loại sắt uống hiện nay được cho phép lưu hành với dạng thuốc OTC/ thực phẩm chức năng. Quan trọng nhất khi dùng sắt là đủ liều, hàm lượng sắt nguyên tố cần đạt 2mg/ kg/ngày”. Biết cách xác định triệu chứng thiếu máu thiếu sắt, hiểu về các loại thuốc, dược sĩ hoàn toàn có thể chủ động hơn trong việc tư vấn & giúp bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt được chăm sóc tốt hơn.

2. Sắt protein succinylate - Lựa chọn sắt uống đầu tay nhờ hấp thu tốt và an toàn trên tiêu hóa

Hiện nay, sắt đường uống là lựa chọn đầu tay, ưu tiên sử dụng cho mọi đối tượng bệnh nhân cần điều trị thiếu máu do thiếu sắt.

Chuyên gia cho biết, cơ thể chúng ta cần 1.000mg sắt, trong khi lưu hành chỉ có 1mg - một nồng độ rất nhỏ bé. “Người ta nói rằng, chúng ta thiếu ăn có thể sống nhiều ngày, thiếu uống có thể sống vài giờ, nhưng thiếu oxy sẽ chỉ sống được vài phút. Qua đó có thể thấy oxy rất quan trọng và chính sắt là tác nhân quyết định để giúp máu vận chuyển oxy. Với chức năng này, có thể coi sắt là “xương máu” của chúng ta”.

Tiếp nối báo cáo của BS Đình Phương, PGS.TS Nguyễn Tuấn Dũng - Giảng viên cao cấp, Nguyên Trưởng Bộ môn Dược Lâm Sàng, Đại học Y Dược TPHCM đã mang đến chủ đề thiết thực và thú vị không kém

Tuy nhiên, thực tế việc sử dụng sắt uống không hề dễ dàng. Theo thống kê, 50% bệnh nhân không tuân thủ điều trị bằng sắt uống do các tác dụng phụ trên dạ dày, ruột và có đến 10% dân số Việt Nam mắc những vấn đề này (các vấn đề phổ biến nhất là vị kim loại, ăn không ngon miệng, nôn/buồn nôn; kích ứng dạ dày, khó tiêu; táo bón/tiêu chảy; đi cầu phân đen). Trong khi đó, trên người thiếu máu thiếu sắt có triệu chứng, cho đến khi nguyên nhân thiếu sắt đã được giải quyết, ít nhất phải uống bổ sung sắt 6 tháng thì kho dự trữ sắt (trữ lượng sắt) mới trở về bình thường. Đây chính là trở ngại khi sử dụng sắt, đặc biệt là các nhóm sắt cổ điển (sắt sulfate).

Mặt khác, hấp thu sắt giảm 34% ngay từ ngày thứ 3 do làm tăng nồng độ hepcidin trong máu. Hepcidin đóng vai trò như “ông từ giữ đền”, quyết định việc “chặn” hay “đưa” sắt vào cơ thể. “Vì vậy, nếu chế phẩm sắt bị hepcidin chặn lại, thì chúng ta cần xem xét lại chế phẩm, bởi vì lượng sắt dư không được hấp thu có thể là một thảm họa” - chuyên gia nhấn mạnh.

Đi sâu hơn về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Tuấn Dũng - Giảng viên cao cấp, Nguyên Trưởng Bộ môn Dược Lâm Sàng, Đại học Y Dược TPHCM giải thích kỹ trong chủ đề “Các chế phẩm sắt uống trong điều trị thiếu máu thiếu sắt có gì khác biệt?”.

Giải quyết 2 bài toán AN TOÀN - HIỆU QUẢ luôn là mục tiêu của các nhà nghiên cứu khi cải thiện các loại sắt. Song, chuyên gia dẫn chứng các nghiên cứu cũng như thực tế, trải qua nhiều thời kỳ từ sắt sulfate, sắt II hữu cơ, hay ngay cả khi chúng ta bước qua kỷ nguyên mới - đã tìm tòi đến sắt III phức hợp để giảm đi tác dụng phụ trên dạ dày thì thực tế nguy cơ này vẫn còn tồn tại.

Tại ruột, một vấn đề khác đáng được quan tâm là sự rối loạn hệ vi sinh vật đường tiêu hóa. Cho dù sắt đã vượt qua dạ dày để đi xuống ruột, thì tại đây vẫn còn những “kẻ cướp” chất sắt. “Khi chúng ta cung cấp chất sắt, lợi khuẩn không sử dụng được bao nhiêu, trong khi các hại khuẩn lại rất yêu thích & cần chất sắt để sinh tồn, phát triển. Do vậy, sắt làm ảnh hưởng đến sự tranh chấp giữa lợi khuẩn và hại khuẩn. Mất cân bằng hệ vi khuẩn ruột sẽ đưa đến các tác dụng phụ thường gặp của sắt như táo bón, tiêu chảy”.

Táo bón là vấn đề thường gặp nhất khi sử dụng sắt uống, nghiêm trọng hơn khi dùng sắt ở phụ nữ có thai, trẻ em, người già. Căn nguyên do sắt tự do bị kết tủa và lắng đọng tại ruột, trở thành nguồn dinh dưỡng nuôi hại khuẩn. Tình trạng này không cải thiện đáng kể dù nhiều chế phẩm có bổ sung Sorbitol.

Dựa trên cơ chế hoạt động, PGS.TS Nguyễn Tuấn Dũng chỉ ra sắt protein succinylate với cấu trúc đặc biệt, không giải phóng sắt tự do tại dạ dày & ruột. Lớp protein sữa kết tủa tại acid dạ dày tạo thành lớp vỏ bảo vệ, ngăn không cho sắt tương tác trực tiếp với niêm mạc dạ dày. Sắt gắn kết với protein, ở dạng tan, cũng giảm thiểu sự lắng đọng sắt tại ruột, nhờ đó giải quyết vấn đề táo bón ngay từ căn nguyên. Cơ chế này đã được chứng minh trong một nghiên cứu so sánh sự lắng đọng sắt tại ruột giữa sắt II và sắt protein succinylate bằng cách nhuộm tế bào, dưới kính hiển vi, sắt protein succinylate cho thấy giảm 2,5 lần lắng đọng sắt tại ruột so với sắt cổ điển.

Chuyên gia cũng dẫn chứng, tính an toàn tiêu hóa của sắt protein succinylate được khẳng định trong lâm sàng: “Dữ liệu tổng hợp (tổng quan hệ thống) đến tháng 3/2019, đánh giá hiệu quả và an toàn của sắt protein succinylate trên 54 nghiên cứu, 8.454 bệnh nhân cho thấy, so với các nhóm sắt II và sắt III thông thường, sắt protein succinylate giúp làm giảm 84% các tác dụng phụ do thuốc và giảm 68% các biến cố tiêu hóa.

Các nghiên cứu cho thấy tính an toàn của sắt protein succinylate trên đường tiêu hóa

PGS.TS Nguyễn Tuấn Dũng lưu ý với các dược sĩ tham dự, đó là cần chú ý đặc biệt trong việc lựa chọn sắt uống trên các nhóm người “nhạy cảm”. Nhóm thứ nhất, trẻ em. Theo Viện Dinh dưỡng Việt Nam, khoảng 47% trẻ em bị rối loạn tiêu hóa, ở trẻ cơ quan này còn “non yếu”, dẫn đến khả năng chống chọi kém nên dễ dặp tác dụng phụ tiêu hóa khi dùng sắt uống, đặc biệt trên ruột. Nhóm nhạy cảm thứ hai là phụ nữ mang thai, với tỷ lệ cao mắc các vấn đề như nôn nghén (50-90%), GERD (52% trong tam cá nguyệt 1; 24-40% tam cá nguyệt 2), đặc biệt là táo bón (khoảng 38% ở tam cá nguyệt ba). Thứ ba, nhóm “nhạy cảm tiêu hóa”, với nhóm mắc các bệnh lý dạ dày - ruột chiếm khoảng 10% dân số Việt Nam và nhóm có tiền sử bệnh, nhạy cảm, dễ tái phát có thể lên đến 80-90%. Điều trị sắt thường kéo dài 3-6 tháng, nếu không quan tâm đặc biệt đến vấn đề tiêu hóa trên 3 nhóm này, bệnh nhân sẽ không tuân thủ và không đạt được hiệu quả điều trị như mong đợi.

Ở các đối tượng này, chuyên gia khuyến nghị nên ưu tiên lựa chọn các loại sắt an toàn hơn trên tiêu hóa, điển hình như sắt protein succinylate, sắt sulfate mucoproteose.

Về vấn đề hấp thu, nếu việc hấp thu sắt sulfate giảm 34% ngay từ ngày thứ 3 do làm tăng nồng độ hepcidin trong máu, thì sắt protein succinylate duy trì hấp thu ổn định trong suốt quá trình điều trị nhờ trung tính với hepcidin. Do đó sắt protein succinylate đạt được hiệu quả điều trị tốt hơn sắt sulfate khi dùng lâu dài và hiệu quả hơn các loại sắt uống thông thường trong các bệnh lý viêm mạn tính (bệnh thận mạn, suy tim, ung thư,…).

“Tương tự, cơ chế này cũng đã được kiểm chứng trong thực tế điều trị. Trong một nghiên cứu lâm sàng trên 1,000 bệnh nhân, sắt protein succinylate đạt hiệu quả tương đương sắt sulfate ở ngày thứ 40. Tuy nhiên, hiệu quả này tốt hơn rõ rệt so với sắt sulfate ở ngày thứ 60” - PGS.TS Nguyễn Tuấn Dũng nói.

Nghiên cứu cho thấy tính hiệu quả của sắt protein succinylate

Tóm lại PGS.TS Nguyễn Tuấn Dũng nhận định so với các loại sắt uống cổ điển, sắt protein succinylate tăng ưu thế về hấp thu, đảm bảo hiệu quả điều trị & tiện lợi hơn cho bệnh nhân. Thứ nhất, sắt protein succinylate KHÔNG bị ảnh hưởng bởi trà, cà phê, sữa, socola. Thứ hai, KHÔNG tương tác với antacid, kháng histamin, PPI,..). Thứ ba, dung dịch có mùi thơm, vị ngọt dễ uống, KHÔNG có vị kim loại/ mùi tanh. Thứ tư, có thể dùng trước/ sau bữa ăn. Như vậy, KHÔNG như các loại sắt khác, dược sĩ không cần dặn dò đặc biệt, tiết kiệm thời gian tư vấn khi sử dụng sản phẩm này cho bệnh nhân.

Ngoài ra, nhờ hiệu quả ổn định ngay cả khi dùng lâu dài, sắt protein succinylate cho phép dùng liều cao hơn, 2 lần/ngày, từ đó giúp nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị. “Sắt protein succinylate đã giúp giải quyết được 2 vấn đề quan ngại nhất về các loại sắt, với khả năng hấp thu tốt, ổn định và an toàn trên dạ dày - ruột, vượt qua rào cản về mùi vị” - PGS.TS Nguyễn Tuấn Dũng kết luận.

Trong chương trình, hai chuyên gia còn giải đáp nhiều thắc mắc thú vị của người tham dự liên quan đến chủ đề thiếu máu thiếu sắt. Để theo dõi chương trình đầy đủ, mời bạn truy cập TẠI ĐÂY.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X